Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội SVIP
I. Định hướng
1. Khái niệm và yêu cầu
1.1. Bài phát biểu trong buổi lễ phát động một phong trào hay một hoạt động xã hội
- Ví dụ: Bài phát biểu trong lễ phát động trồng cây nhằm bảo vệ môi trường, bài phát biểu trong lễ phát động quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bị thiên tai, bài phát biểu trong lễ phát động nhân dân tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”...
- Để viết được bài phát biểu trong buổi lễ phát động một phong trào hay một hoạt động xã hội, các em cần lưu ý:
+ Tìm hiểu về thời gian, địa điểm, mục đích, nội dung chính của buổi lễ ấy.
+ Xác định và tìm hiểu về người nghe (lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, nguyện vọng,...).
+ Xác định bố cục của bài phát biểu (có mở đầu, nội dung chính và kết thúc); lựa chọn và sắp xếp nội dung phát biểu theo bố cục đã lựa chọn. Nội dung phát biểu cần đúng trọng tâm, rõ ràng, mạch lạc.
+ Lựa chọn từ ngữ, các phương tiện hỗ trợ (tranh, ảnh, đoạn phim ngắn,...) để làm nổi bật thông điệp mà em muốn truyền đạt.
1.2. Thao tác lập luận bình luận
* Khái niệm:
=> Bình luận có tác dụng khẳng định cái dúng, cái thật, cái hay, cái lợi; phê bình cái sai, cái dở, lên án cái xấu, cái ác nhằm làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp, tiến bộ.
* Muốn bình luận một vấn đề, các em cần chú ý:
- Xác định đối tượng cần bình luận và trình bày các đặc điểm của đối tượng một cách đầy đủ, khách quan.
- Nêu ý kiến bình luận của người viết:
+ Chỉ ra cái đúng, cái tốt, cái lợi, phê phán cái sai, cái xấu, cái hại một cách khách quan, trung thực.
+ Cần xem xét nhiều mặt để thấy hết tính chất, ý nghĩa của vấn đề, tránh cái nhìn thiên lệch, áp đặt.
+ Cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận khác như giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ,... để trình bày ý kiến bình luận sáng tỏ, thuyết phục và hấp dẫn.
2. Các bước thực hiện
* Chuẩn bị: Xác định yêu cầu của đề và các yếu tố:
- Thời gian, địa điểm phát biểu.
- Nội dung chính của bài phát biểu.
- Đối tượng (người nghe phát biểu).
- Mục đích hoặc động cơ phát biểu.
- Công cụ hỗ trợ:
* Tìm ý, lập dàn ý:
- Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi:
+ Lí do tham dự lễ phát động của em là gì?
+ Em có cảm xúc gì khi tham dự lễ phát động này?
+ Lễ phát động này có ý nghĩa như thế nào?
+ Cách thức hoạt động của hoạt động được triển khai là gì?
+ Em và các bạn học sẽ đóng góp những gì để lễ phát động được thành công?
- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
* Viết:
- Viết bài theo dàn ý đã lập.
- Chú ý sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp; thể hiện sự chân thành, nghiêm túc và mong muốn buổi lễ phát động được thành công.
* Kiểm tra và chỉnh sửa:
HS có thể dựa vào bảng đánh giá dưới đây:
Phương diện kiểm tra, đánh giá | Yêu cầu cụ thể |
Nội dung |
- Mở bài: Có giới thiệu được buổi lễ phát động phong trào hay không? - Thân bài: + Có đưa ra được những nội dung quan trọng của bài phát biểu (ý nghĩa của lễ phát động, cách thức triển khai thực hiện, đóng góp của bản thân em cũng như những bạn học sinh khác,...) hay không? + Có phát biểu được suy nghĩ, cảm xúc cá nhân trong buổi lễ không? - Kết bài: Có khẳng định được lời kêu gọi sự chung tay góp sức trong lễ phát động không? |
Hình thức |
- Bài viết có đầy đủ 3 phần chưa? Nội dung các phần có cân đối không? - Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận trong khi viết hay chưa? - Bài viết còn mắc những lỗi nào (lỗi về ý, dùng từ, đặt câu, chính tả, ngữ pháp,...)? |
Tự đánh giá |
- Bài viết đã đáp ứng được những yêu cầu đặt ra ở mức nào? - Phần nào em thấy tâm đắc nhất trong bài viết của mình? Phần nào em thấy khó khăn nhất khi thực hành 4 bước trong tiến trình viết? |
II. Bài viết tham khảo
1. Thực hành viết theo các bước
Đề bài: Học trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nhiều học sinh ở trường hoặc địa phương em có hoàn cảnh khó khăn, chưa có máy tính để học trực tuyến. Nhằm hỗ trợ những học sinh ấy có điều kiện để học tập hiệu quả, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường em tổ chức lễ phát động phong trào quyên góp máy tính để tặng cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Em được đề nghị phát biểu trong buổi lễ đó. Hãy viết bài phát biểu của em.
* Chuẩn bị:
* Tìm ý:
- Lí do tham dự lễ phát động: Giúp đỡ các bạn học sinh có điều kiện học tập tốt hơn.
- Cảm xúc khi tham dự lễ phát động: Vinh dự.
- Mục đích quyên góp và tặng máy tính cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
- Ý nghĩa của hành động: Là nghĩa cử cao đẹp không chỉ giúp đỡ cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn mà còn góp phần rèn luyện nhân cách, đạo đức cho những bạn học sinh khác.
- Cách thức đóng góp:
+ Trực tiếp: Đóng góp tại trường (qua bộ phận tiếp nhận cụ thể).
+ Gián tiếp: Đóng góp qua tài khoản ngân hàng (qua một tài khoản cụ thể, rõ ràng, minh bạch).
- Những việc học sinh có thể làm để giúp lễ phát động thành công:
+ Tích cực tham gia quyên góp.
+ Tuyên truyền để mở rộng phạm vi quyên góp.
2. Bài tập thao tác lập luận bình luận
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
a. Trong đoạn trích trên, tác giả bình luận về vấn đề gì?
b. Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?
+ Tác giả nhấn mạnh kết nối mạng, các thiết bị di động chính là những cơ hội tiếp cận các công cụ giáo dục mới đối với trẻ em ở các quốc gia kém phát triển.
+ Tác giả chỉ ra những hoàn cảnh khó khăn mà ở đó, các thiết bị di động, mạng Internet phát huy được chức năng hữu hiệu của chúng đối với giáo dục.
=> Tác giả rất tích cực, cởi mở trong việc nhìn nhận, bình luận đánh giá những hiệu quả tích cực mà những thiết bị di động, mạng Internet đối với giáo dục.
c. Từ đoạn trích trên, kết hợp với những trải nghiệm của bản thân, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) bình luận về hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập của học sinh ở lớp hoặc trường của em.
- HS dựa trên kinh nghiệm cá nhân để viết đoạn văn, sao cho đảm bảo:
+ Về hình thức: Kết cấu, hình thức đoạn văn; ngữ pháp, chính tả tiếng Việt.
+ Về nội dung: Nội dung trọng tâm cần xoay quanh vấn đề mà đề bài đưa ra, đưa ra ý kiến trái chiều để bàn luận sâu sắc hơn, đề xuất các phương pháp khắc phục (nếu cần).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây