Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Đọc: Về truyện "Làng" của Kim Lân SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
Về truyện Làng của Kim Lân
[...] Làng là một truyện ngắn có cốt truyện rất đơn giản, tập trung vào diễn tả tâm trạng của nhân vật chính - ông Hai, hay có thể nói đây là một kiểu cốt truyện tâm lí.
Ngay từ những dòng đầu, truyện đã mở ra với tâm trạng của ông Hai ở nơi tản cư: Tối nào cũng vậy, cứ đến lúc nhà lên đèn và bà Hai ngồi lầm rầm tính toán những tiền cua, tiền bún, tiền kẹo,... thì tâm trạng buồn bực lại dậy lên trong lòng ông Hai khiến ông phải vùng dậy sang bên bác Thứ nói chuyện. Cái việc ông Hai cứ tối tối lại tìm sang bác hàng xóm cũng là người tản cư để nói chuyện chính là một cách để giải tỏa những nỗi buồn bực, nghĩ ngợi vẩn vơ và nhất là để thổ lộ nỗi nhớ da diết cái làng của ông. Bởi vậy, trong cuộc trò chuyện, chỉ có ông Hai nói và bác Thứ ngồi nghe. Mà thực ra thì ông Hai cũng chẳng để ý lắm đến việc người cùng trò chuyện có nghe ông nói hay không, ông chỉ cốt nói để trút vợi tâm trạng và nhất là cho đỡ nhớ cái làng của mình. "Ông nói chuyện về cái làng ấy một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động.".
Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân càng tỏ ra sâu sắc khi đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống thử thách để làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật, đó là tình huống ông Hai đột ngột nghe tin dữ: Làng Chợ Dầu của ông theo giặc lập tề.
Cái tin ấy đến với ông vào một buổi trưa giữa lúc tâm trạng ông đang rất phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta đánh thắng giặc trên tờ báo ở phòng thông tin. Cái tin ấy đến với ông quá đột ngột, khiến ông sững sờ đến nỗi: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được." Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông đã cố gặng hỏi để hi vọng cái tin ấy là không đúng sự thật. Nhưng những người đưa tin lại kể rành rọt quá và khẳng định họ vừa từ dưới ấy lên, nên ông không thể nào nghi ngờ gì nữa. Từ lúc ấy, ông Hai rơi vào một tâm trạng đau đớn, tủi hổ ngày càng nặng nề. Trước càng tự hào, hãnh diện bao nhiêu về cái làng của mình thì nay ông Hai lại càng đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Suốt ngày ông không bước ra đến ngõ. Ông chỉ quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp, lắng tai nghe ngóng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đế "cái chuyện ấy". Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông,... là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!". Tác giả đã diễn tả rất cụ thể và sâu sắc cái tâm trạng nặng nề đến thành một nỗi sợ sệt lên ám ảnh trong tâm trí ông Hai.
Không khí nặng nề bao trùm cả gia đình ông từ khi có cái tin ấy. Cả nhà, từ ông Hai, bà Hai đến lũ trẻ con đều sống trong tâm trạng nặng nề, nơm nớp, không ai dám nói to, trẻ con không dám cười đùa.
Tác giả của văn bản "Về truyện Làng của Kim Lân" là ai?
Tác giả Nguyễn Văn Long quê ở ...
Văn bản "Về truyện Làng của Kim Lân" thuộc kiểu văn bản nào dưới đây?
Văn bản "Về truyện Làng của Kim Lân" có thể chia thành mấy phần?
Xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản "Về truyện Làng của Kim Lân".
Theo tác giả Nguyễn Văn Long, tình huống nào đã có ý nghĩa bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật ông Hai?
Nhận xét nào đúng về cách nêu vấn đề của văn bản "Về truyện Làng của Kim Lân"?
Cốt truyện của tác phẩm Làng được nhận xét là cốt truyện....
Ông Hai đã làm gì để giải tỏa nỗi nhớ làng Chợ Dầu da diết?
Đâu không phải chi tiết mà tác giả Nguyễn Văn Long đã sử dụng để phân tích tâm lí nhân vật ông Hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc?
Nhận xét nào đúng về những ý kiến khách quan và chủ quan của tác giả Nguyễn Văn Long trong văn bản?
Tác giả Nguyễn Văn Long sử dụng bằng chứng về cuộc trò chuyện của ông Hai với con trai Húc để làm rõ ý kiến gì?
Tác giả Nguyễn Văn Long đã phân tích về tâm lí của nhân vật ông Hai theo cách thức nào?
Trong văn bản "Về truyện Làng của Kim Lân", tác giả trích dẫn những câu thơ của bài Đồng chí (Chính Hữu) và Nhớ (Hồng Nguyên) có mục đích gì?
Chi tiết nào thể hiện cao trào tâm lí của nhân vật ông Hai?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây