Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1: Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:
1. Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
2. Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao nhằm biểu đạt 1 ý nghĩa nào đó.
3. Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng, theo một thể loại nhất định (kịch: chương hồi; truyện: nhân vật, cốt truyện, tình tiết,...) nhưng mang dấu ấn riêng của tác giả.
Câu 2: Nói: hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học vì?
- Ngôn ngữ nghệ thuật khác với ngôn ngữ sinh hoạt ở chỗ: ngôn ngữ sinh hoạt là nghĩa của các từ, các câu chữ kết hợp lại. Còn ngôn ngữ nghệ thuật được hiểu nhờ sự tổng hợp câu chữ để hiểu tầng nghĩa ẩn dụ sau những câu chữ ấy.
- Bởi vậy, hiểu được tầng ngôn từ nghĩa là hiểu được lớp nghĩa bề mặt, cũng có nghĩa là bước thứ nhất để đi vào tìm hiểu lớp nghĩa ẩn dụ, khám phá chiều sâu của tác phẩm văn học.
Câu 3: Phân tích ý nghĩa một hình tượng mà anh (chị) yêu thích trong thơ văn:
1. Ca dao có câu:
"Tiện đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào."
"Mận - đào" là cặp hình tượng để chỉ chàng trai - cô gái. Trong ca dao họ thường kín đáo hóa thân vào những sự vật để bộc lộ tình cảm, nỗi mong mỏi hay thổ lộ những tâm tư tình cảm của mình. Nhờ đó mà câu hát giao duyên hay lời ướm hỏi trở nên tế nhị, có duyên mà gây được thiện cảm.
2. Hồ Xuân Hương - bà chúa Thơ Nôm trong bài "Bánh trôi nước" có viết:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son".
Thông qua hình tượng chiếc bánh trôi nước và kĩ thuật làm bánh trôi, Hồ Xuân Hương đã kín đáo ca ngợi phẩm chất và vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà còn đẹp về phẩm chất, nhân cách. Dẫu chịu nhiều cay đắng, long đong, chìm nổi nhưng phẩm chất của người phụ nữ vẫn được ngời sáng và khẳng định. Đó là những giá trị vượt thời gian, đáng ngợi ca và trân trọng.
3. Hình tượng con hổ trong vườn bách thảo trong "Nhớ rừng" của Thế Lữ:
"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Trông lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm...".
Hình tượng con hổ trong vườn bạc thảo thực chất là nói về thực tại tù túng, giam hãm của chế độ thực dân nửa phong kiến đối với nhân dân Việt Nam thời bấy giờ. Họ từ khi nước mất độc lập, luôn phải sống trong cảnh tù tội, áp bức bất công. Chính thực tại ấy làm nổi lên "khối căm hờn" và ước vọng được đánh tan mọi thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của nhân dân.
Câu 4: Hàm nghĩa của văn bản văn học:
- Là ý nghĩa ẩn kín và tiềm tàng của tác phẩm văn học. Hành trình khám phá hàm nghĩa: tầng ngôn từ -> tầng hình tượng -> tầng hàm nghĩa.
- Ví dụ:
Không lộ Thiền sư trong bài Cáo tật thị chúng có viết:
"Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"
(Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai".
Tác giả không chỉ kể về sự thật, miêu tả cảnh vật đang diễn ra trước mắt. Hình ảnh hoa rụng, hoa nở còn nói về sự vận động, chu trình tuần hoàn của thời gian. Từ việc quan sát những cánh hoa rơi, tác giả nhận ra quy luật bất diệt: sinh - lão - bệnh - tử mà không một sự vật nào có thể vượt thoát được. Đặc biệt, việc miêu tả những cánh hoa từ: tử -> sinh (thay vì là từ sinh -> tử) đã ánh lên niềm lạc quan, tự tại, an lạc. Câu thơ mang đậm chiều sâu tư tưởng triết lí và quan niệm sắc - không.
LUYỆN TẬP
(1) Ngữ liệu Nơi dựa
a. Hai đoạn thơ có cấu trúc đối xứng nhau: Mở bài - kết bài
b. Hình tượng nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tính tương phản:
- "Người mẹ trẻ": dựa vào đứa con mới chập chững biết đi.
- "Anh bộ đội": dựa vào bà cụ bước không vững, run rẩy.
=> Nơi dựa - điểm tựa trong cuộc sống mỗi người chính là những điểm tựa tinh thần.
(2) Ngữ liệu Thời gian
a. Bố cục đoạn thơ:
- Đoạn 1 (4 câu đầu): sức tàn phá của thời gian.
- Đoạn 2 (2 câu sau): những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian.
=> Hàm nghĩa của các câu thơ:
- "Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn".
Câu thơ nói về sự chảy trôi của dòng thời gian. Thời gian khiến những kỉ niệm dần rơi vào quên lãng, như những viên sỏi rơi trong lòng giếng cạn. Nghệ thuật ngắt dòng câu thơ càng đặc tả sự rơi rụng, những kí ức bị phai nhạc, lãng quên.
- "Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh".
"Xanh" ý nói những âm vang giai điệu, những giá trị nghệ thuật trong tác phẩm nghệ thuật thì vẫn sống mãi. Thời gian như là thứ thuốc thử để chứng minh giá trị nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
- "Và đôi mắt em
như hai giếng nước".
"Đôi mắt em" - "Giếng nước" là hình tượng nghệ thuật độc đáo, khẳng định sức sống và vẻ đẹp của cô gái. Tất nhiên, trong đôi mắt em còn chứa cả những kỉ niệm tình yêu, những điệu hát, những câu thơ,... "Đôi mắt em" dường như là nguồn nuôi dưỡng những giá trị...
b. Bài "Thời gian" của Văn Cao khẳng định: thời gian có thể xóa nhòa tất cả nhưng chỉ có nghệ thuật và tình yêu có sức sống lâu bền.
(3) Ngữ liệu Mình và ta
a. Mối quan hệ giữa người đọc - nhà văn (mình - ta) trong câu thơ của Chế Lan Viên: Nhà thơ và bạn đọc có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau.
- Nhà thơ chính là người gợi dẫn, lấy nguồn cảm hứng từ chính cuộc sống và đôi khi là từ nhu cầu của người đọc.
- Còn người đọc chính là lực lượng tham gia vào quá trình đồng sáng tạo, cùng kiến tạo nên những giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học.
b. Quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc:
- Tác giả quan niệm nhà văn chỉ là người "gửi nắm tro", "viên đá con" - đó chính là văn bản văn học, những tác phẩm nghệ thuật còn nằm yên trên trang giấy.
- Còn người đọc chính là người "nhen thành lửa", "dựng nên thành" những tác phẩm văn học. Họ là người thường thức và đồng sáng tạo nên những giá trị của tác phẩm văn học.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây