Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Thương nhớ mùa xuân (Phần 2) SVIP
Thương nhớ mùa xuân
(Phần 2)
Vũ Bằng
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
1. Cảnh sắc và thiên nhiên mùa xuân
2. Tình cảm của tác giả với mùa xuân
- Trong văn bản, cái "tôi" tác giả thể hiện tình yêu, nỗi nhớ thương da diết về mùa xuân miền Bắc (lúc này, tác giả phải sống xa quê hương vì đất nước bị chia cắt). Đó cũng là cái “tôi” yêu quê hương đất nước mãnh liệt, nồng nàn.
- Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc:
+ Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trǎng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ,...
+ Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho con người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Nhựa sống ở trong người cǎng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối...
+ Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.
+ Nhưng tôi yêu nhất mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng...
+ Ðẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
3. Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản
- Nhiều chi tiết có sự đan xen giữa yếu tố tự sự và trữ tình như: Chi tiết miêu tả khung cảnh đoàn tụ đầm ấm của gia đình, chi tiết miêu tả thời tiết mùa xuân Hà Nội vào khoảng sau rằm tháng Giêng,...
+ Miêu tả khung cảnh đoàn tụ ấm cúng của gia đình:
- Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
+ Miêu tả thời tiết mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng:
- Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác.
- Ngôn ngữ đan xen giữa yếu tố tự sự và trữ tình: Bên cạnh lời kể có nhiều tính từ, từ ngữ miêu tà giàu hình ảnh và ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu cảm xúc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Đoạn trích làm rõ vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống, phong tục,... miền Bắc khi xuân đến qua tình yêu, nỗi nhớ của tác giả.
=> Triết lí nhân sinh: Triết lí về tình yêu quê hương - Tình yêu quê hương là chất keo gắn kết con người với mảnh đất mình được sinh ra.
2. Nghệ thuật
- Ngòi bút tài hoa, lãng mạn.
- Kết cấu văn bản linh hoạt, tự do nhưng vẫn đảm bảo logic với mạch cảm xúc chủ đạo là cái tôi mê luyến mùa xuân.
- Ngôn ngữ giàu chất thơ và hình ảnh.
- Phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp tu từ,...
IV. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1:
- Đề tài của văn bản Thương nhớ mùa xuân là tình yêu thương với quê hương và gia đình. Dựa vào nội dung của văn bản mà em biết được điều đó.
- Qua tác phẩm, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ về Hà Nội qua cách miêu tả cảnh sắc thiên nhiên cùng đời sống sinh hoạt của con người nơi đây. Dù đã xa quê nhưng những kí ức về quê hương không bao giờ phai mờ.
Câu 2:
- Bố cục văn bản Thương nhớ mùa xuân gồm 4 phần:
+ Phần 1: Giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân miền Bắc.
+ Phần 2: Không khí, con người, cảnh sắc thiên nhiên đặc trưng của Hà Nội vào mùa xuân.
+ Phần 3: Thời tiết đặc trưng và nếp sinh hoạt của người Hà Nội sau rằm tháng Giêng.
+ Phần 4: Vẻ đẹp độc đáo của trăng non tháng Giêng.
- Theo em, mạch logic chính gắn kết các phần của văn bản là những suy nghĩ và cảm nhận của nhà văn về cảnh sắc mùa xuân.
Câu 3:
- Cái “tôi” tác giả trong văn bản là thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả với mùa xuân. Một số câu văn thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc ấy là:
+ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng Giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
+ Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướit xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
Câu 4:
- Trong văn bản Thương nhớ mùa xuân, yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tuỳ bút đã được tác giả Vũ Bằng khắc họa qua ngôn ngữ, chi tiết, sự việc, hình ảnh,...
+ Ngôn ngữ: Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, giàu chất trữ tình và giàu tính biểu cảm.
+ Việc kết hợp nhiều phương thức kể, tả, biểu cảm vào văn bản đã giúp cho lời văn trở nên nhịp nhàng và hài hòa hơn.
+ Cảnh vật thiên nhiên mùa xuân dưới ngòi bút nhà văn rất sinh động và đẹp, qua đó đã thể hiện được tình cảm của tác giả với quê hương và cảnh sắc nơi đó. Một số chi tiết như "Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươm... anh vậy", "Thường thường, vào khoảng... cuộc sống êm đềm, thường nhật",… đã thể hiện được sự sinh động đó.
- Tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán bộc lộ tâm tư và tình cảm của mình: "Ới ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ!", “Tôi yêu sông xanh, núi tím... là vì thế”,…
Câu 5:
Chi tiết về thiên nhiên Hà Nội trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em là chi tiết miêu tả thiên nhiên Hà Nội vào tháng Giêng. Bởi lẽ, thiên nhiên Hà Nội luôn mang theo vẻ đẹp riêng mà không có vùng đất nào trên đất nước Việt Nam có được.
Câu 6:
Qua văn bản Thương nhớ mùa xuân, em thêm hiểu về giá trị văn hoá dân tộc thông qua văn hóa của người Hà Nội và những chi tiết miêu tả ngày Tết ở Thủ đô. Tết của người miền Bắc nói chung, người Hà Nội nói riêng gắn liền với hình ảnh hoa đào, bánh chưng xanh, với thịt mỡ, dưa hành. Đó không chỉ là món ăn mà còn là văn hóa đặc trưng của nơi đây.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây