Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Chí Phèo (Phần 2) SVIP
CHÍ PHÈO
_Nam Cao_
(Phần 2)
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
1. Những điểm đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của nhà văn
a. Mạch trần thuật
b. Điểm nhìn trần thuật
c. Xây dựng tâm lí nhân vật độc đáo
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Chí Phèo, tác giả đã đi sâu khai thác tâm lí nhân vật này để người đọc thấy rõ bi kịch của cuộc đời Chí.
Có thể làm rõ ở một vài trường hợp sau:
- Tâm trạng của Chí Phèo vào buổi sáng sau cuộc gặp gỡ thị Nở vào đêm trước:
+ Chú ý vào các chi tiết:
- Tỉnh dậy, cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống đời thường
- Nhớ lại quá khứ của mình, thảng thốt khi nghĩ về tương lai.
- Xúc động trước bát cháo hành của thị Nở.
- Hình dung về tương lai khi có thị Nở bên mình.
+ Tâm trạng của Chí Phèo vận động từ cảm giác đến ý thức. Nhân tính của nhân vật được hồi sinh bắt đầu từ sự nhận ra ý nghĩa của đời sống đến sự giật mình khi thấy sự vô nghĩa của đời mình, từ đó, khao khát được sống có ý nghĩa.
- Phản ứng tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi thị Nở từ chối chung sống.
+ Chú ý vào các chi tiết:
- Chí Phèo đang uống rượu và chưa hiểu vì sao thị Nở lại nỗi giận với mình.
- Khi hiểu chuyện, Chí Phèo "bỗng nhiên ngẩn người".
- Níu kéo thị Nở không được, Chí Phèo muốn uống rượu thật say để có động lực trả thù bà cô thị Nở.
- Nhưng càng uống, càng không thấy say, càng uống lại chỉ thấy hơi cháo hành ám ảnh.
- Chí Phèo cầm dao định sang nhà bà cô thị Nở trả thù nhưng chân hắn lại đưa hắn đến nhà bá Kiến.
+ Người kể chuyện không giải thích điều gì chi phối hành vi của Chí Phèo.
+ Lời bình luận của người kể chuyện: “Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm” là một phán đoán không hoàn toàn đáng tin cậy.
+ Người đọc không thể chỉ dựa vào phán đoán này của người kể chuyện đề hiểu về hành vi của Chí Phèo mà buộc phải tự tìm cách biện luận, suy đoán của mình. Đây là một nét độc đáo trong cách kể, dẫn dắt của nhà văn.
2. Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm
a. Giá trị nhân đạo
- Cảm thương sâu sắc đối với những số phận khổ đau, bất hạnh.
- Khẳng định, đề cao nhân tính, đề cao con người.
- Phê phán những thế lực bạo tàn chà đạp con người.
b. Giá trị hiện thực
4. Một số yếu tố nổi bật của truyện ngắn hiện đại qua tác phẩm
- Người kể chuyện: ngôi kể – ngôi thứ ba, không hoàn toàn là người kể chuyện quyền năng, toàn tri. Truyện đã tích cực hoá vai trò của người đọc để có thể đưa ra hình dung và cách đánh giá riêng.
- Điểm nhìn: người kể chuyện gia tăng việc trần thuật theo ý thức của các nhân vật.
- Lời trần thuật: đa giọng, nhiều điểm nhìn, đặc biệt có sự kết hợp, cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, tạo ra các hiện tượng lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.
- Tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
2. Nghệ thuật
- Trình tự của câu chuyện được thay đổi tạo nên sức hấp dẫn, tò mò cho bạn đọc.
- Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật độc đáo.
- Điểm nhìn trần thuật linh hoạt.
- Chi tiết được chọn lọc đặc sắc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây