Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Chí Phèo (Phần 1) SVIP
CHÍ PHÈO
_Nam Cao_
(Phần 1)
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả
a. Con người, cuộc đời
- Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Trí, quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hoa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam.
- Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông từng làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy trường tư, làm gia sư, viết văn...
- Sau Cách mạng, ông tích cực tham gia các hoạt động báo chí, văn nghệ phục vụ cuộc sống mới.
- Trong một chuyến công tác ở vùng địch tạm chiếm thuộc tỉnh Ninh Bình, Nam Cao rơi vào ổ phục kích của địch và hi sinh.
b. Sự nghiệp sáng tác
- Nội dung sáng tác:
- Vị trí trong lịch sử văn học:
+ Thành công với thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết.
+ Đóng góp một dấu mốc quan trọng của văn học hiện thực chủ nghĩa, giàu tính khái quát triết lí và tinh thần nhân đạo.
- Đặc điểm sáng tác:
+ Chú trọng diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.
+ Đột phá với lối trần thuật phối hợp nhiều điểm nhìn, giọng điệu.
+ Sử dụng ngôn ngữ sinh động, vừa gần gũi với ngôn ngữ giao tiếp đời thường, vừa giàu suy tưởng.
- Những tác phẩm tiêu biểu:
+ Truyện ngắn: Chí Phèo (1941), Giăng sáng (1942), Lão Hạc (1943), Đời thừa (1943),…
+ Tiểu thuyết: Truyện người hàng xóm (1944), Sống mòn (1944),...
2. Tác phẩm
a. Thể loại: Truyện ngắn.
b. Hoàn cảnh sáng tác
Truyện ngắn Chí Phèo được xây dựng dựa trên một số nguyên mẫu tại làng Đại Hoàng. Tác phẩm vốn có tên là Cái lò gạch cũ. Năm 1941, khi Nhà xuất bản Đời mới tại Hà Nội in một tập truyện ngắn riêng của Nam Cao, người viết lời tựa cho cuốn sách là nhà văn Lê Văn Trương đã đổi tên tác phẩm này thành Đôi lứa xứng đôi và lấy nó làm tên chung cho cả tập. Khi đưa in lại trong tập Luống cày, Nam Cao đã đặt tên mới cho tác phẩm là Chí Phèo.
c. Bố cục
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
1. Những điểm đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của nhà văn
a. Mạch trần thuật
– Mạch trần thuật của tác phẩm bắt đầu từ khi Chí Phèo đã trượt dài trên con đường tha hoá, sau đó, mới quay ngược trở lại với sự kiện hắn được sinh ra như thế nào.
--> Tác giả đảo trật tự sự kiện.
- Tác dụng:
+ Tạo ra sự hấp dẫn, khiến người đọc phải tò mò về cuộc đời và bản chất của nhân vật.
+ Thể hiện một điểm quan trọng trong tư duy tự sự của Nam Cao: Nhà văn không chỉ kể lại cuộc đời của nhân vật mà còn muốn phân tích và giải thích những gì đã nhào nặn nên số phận và tính cách của họ.
b. Điểm nhìn trần thuật
- Xét về điểm nhìn trong đoạn mở đầu của tác phẩm, người đọc có thể thấy có sự phối hợp nhiều loại điểm nhìn:
+ Điểm nhìn của người kể chuyện.
+ Điểm nhìn của dân làng Vũ Đại.
+ Điểm nhìn của Chí Phèo.
Ví dụ:
Hắn vừa đi vừa chửi. (Điểm nhìn của người kể chuyện/ Điểm nhìn bên ngoài)
Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. (Điểm nhìn của người kể chuyện/ Điểm nhìn bên ngoài)
Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? (Điểm nhìn của nhân vật – dân làng Vũ Đại; vừa là lời nửa trực tiếp, vừa là lời nhại của người kể chuyện đối với ý thức của dân làng Vũ Đại)
Rồi hắn chửi đời. (Điểm nhìn của người kể chuyện/ Điểm nhìn bên ngoài)
Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. (Điểm nhìn của nhân vật)
Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. (Điểm nhìn bên ngoài/ Điểm nhìn của nhân vật/ Điểm nhìn bên trong)
--> Người kể chuyện không đứng hẳn về ý thức của nhân vật nào, và điểm nhìn của người kể chuyện cũng không phải là quan điểm thống trị.
--> Đây chính là một đoạn văn có thể minh hoạ cho trần thuật đa thanh vốn được xem là một đột phá trong nghệ thuật tự sự hiện đại.
- Xét về điểm nhìn trong đoạn kết của truyện
+ Chủ yếu là điểm nhìn bên ngoài, không có phán quyết chắc chắn nào về những gì diễn ra trong suy nghĩ của nhân vật.
+ Kết hợp với lối trần thuật khá lạnh, hạn chế tối đa việc đưa ra những bình phẩm, đánh giá về cái chết của nhân vật cũng như tỏ thái độ với những ý kiến của dân làng Vũ Đại về cái chết của Chí Phèo.
--> Tạo cho người đọc một khoảng tự do để diễn dịch ý nghĩa cái chết của Chí Phèo.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây