Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Văn bản: Cảnh khuya - Hồ Chí Minh SVIP
CẢNH KHUYA
Hồ Chí Minh
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Cảnh khuya là bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954).
b. Thể thơ:
c. Bố cục:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Hai câu thơ đầu:
- Cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc được miêu tả thông qua những hình ảnh của thiên nhiên: "suối", "hoa", "cổ thụ", và "trăng".
- Âm thanh đầu tiên được miêu tả trong bài thơ là tiếng suối: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa,".
+ Biện pháp tu từ trong câu thơ này đã làm cho câu thơ trở nên sinh động hơn, giúp khung cảnh đêm khuya Việt Bắc trở nên gần gũi hơn với con người.
+ Đây cũng là thủ pháp lấy động tả tĩnh. Không gian đêm khuya phải thanh vắng thì con người mới có thể lắng nghe được tiếng suối chảy róc rách.
=> Khắc sâu vẻ thanh bình của không gian.
- Câu thơ "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." là một câu thơ giàu sức gợi.
+ Điệp từ "lồng": Góp phần tạo nên những tầng lớp riêng của khung cảnh trong bài thơ.
+ Câu thơ tả cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào bóng các bông hoa. Cũng có thể hình dung là ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ, in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa.
=> Hai câu thơ đầu vừa thể hiện được cảnh đêm khuya vắng lặng, yên bình nơi núi rừng Việt Bắc, vừa tạo cho cảm giác cổ điển với những sự vật quen thuộc trong thơ ca thời trung đại. Thiên nhiên hiện lên trong hai câu thơ với vẻ đẹp hài hòa, thơ mộng và dịu êm.
2. Hai câu thơ cuối:
- Cụm từ "chưa ngủ" được điệp lại trong cả hai câu thơ cuối:
+ Ở câu thơ thứ ba, "người chưa ngủ" vì say mê ngắm cảnh đẹp đêm khuya, không thể làm ngơ trước vẻ đẹp đắm say hồn người của thiên nhiên.
=> Thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
+ Ở câu thơ thứ tư, nguyên do thứ hai cho việc "chưa ngủ" đã được nhắc đến: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.". Nhân vật trữ tình hiện lên với nỗi trăn trở, lo lắng cho dân, cho nước.
=> Tấm lòng vĩ đại của Bác - người chiến sĩ cách mạng.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
2. Nghệ thuật:
- Thi pháp cổ điển xen lẫn yếu tố hiện đại.
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhuần nhuyễn.
- Thủ pháp lấy động tả tĩnh đặc sắc.
- Hình ảnh thơ đẹp và độc đáo.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây