Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ... (Phần 1) SVIP
VÀ TÔI VẪN MUỐN MẸ…
(Trích "Những nhân chứng cuối cùng – Solo cho giọng trẻ em")
(Phần 1)
Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích (Svetlana Alexievich)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích sinh ngày 31/5/1948, cha là người Bê-la-rút, mẹ là người U-crai-na.
- Bà là nhà báo, nhà văn Bê-la-rút, được giải Nô-ben Văn học năm 2015.
- Ủy ban trao giải Nô-ben Văn học đã từng bình luận rằng Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích là "một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta".
- Tác phẩm tiêu biểu: Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (1983), Những nhân chứng cuối cùng (1985), Lời nguyện cầu từ Chéc-nô-bưn (1997)…
2. Tác phẩm
- Rút từ cuốn Những nhân chứng cuối cùng - Solo cho giọng trẻ em.
- Cuốn truyện này sử dụng hình thức phỏng vấn những người có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể từng trải qua thực tế tàn khốc của Chiến tranh thế giới lần thứ hai từ khi còn thơ bé.
- Với hình thức này, tác giả đã chọn lọc, sắp xếp lại sự kiện để đem đến cho người đọc những câu chuyện hãi hùng trong kí ức của các nhân vật.
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
1. Tóm tắt văn bản
- Vào năm 1941, khi "tôi" 8 tuổi, "tôi" đã từ biệt bố mẹ đi dự trại hè đội viên, "tôi" gặp một trận bom của phát xít Đức, chứng kiến sự đổ máu và chết chóc.
- "Tôi" cũng như biết bao đứa trẻ khác phải rời trại hè, mang theo lương thực, thực phẩm về một vùng hậu phương xa xôi, nơi không có bom đạn.
- Ở vùng đất mới, những đứa trẻ biết thế nào là thiếu thốn, đói khát, không có gì để ăn đến nỗi phải giết một con ngựa già chuyên chở đồ đạc, thậm chí ăn cả chồi mầm, vỏ cây. Trên tất cả là nỗi nhớ mẹ, nhớ đến nỗi gào khóc không nguôi.
- Đến lớp Ba, "tôi" trốn trại và được một gia đình ông già cưu mang. Trong lòng "tôi" chỉ có một nỗi ước ao được đi tìm mẹ
- Cứ thế, mãi sau này khi đã năm mươi mốt tuổi, "tôi" vẫn muốn có mẹ.
2. Bức tranh hiện thực cuộc sống
* Các chi tiết, hình ảnh làm rõ hiện thực cuộc sống:
- Máy bay đánh bom, "tất cả màu sắc đều biến mất", lần đầu tiên đứa bé biết đến từ "chết chóc".
=> Tố cáo tội ác hủy diệt và sự khốc liệt của chiến tranh
- Trên tàu, những đứa trẻ chứng kiến nhiều người lính bị thương, rên la vì đau đớn.
- Trong đói khát triền miên, người ta phải giết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất, lột sạch vỏ cây, mầm non để ăn, nhai cỏ cho đỡ đói qua ngày
- Trong trại trẻ mồ côi, hễ mỗi lần từ "mẹ" được ai vô tình nhắc tới, tất cả lại "gào khóc không nguôi". Không ai dám nhắc đến từ "mẹ" tránh gợi nỗi đau cho những đứa trẻ.
=> Chi tiết cho thấy sự đau đớn, xót xa. Mẹ - từ thân thuộc nhất với mỗi đứa trẻ, nay thành từ bị né tránh nhắc đến, để không làm tổn thương cho những đứa trẻ thiếu tình mẹ.
- Đứa bé lớp Ba trốn trại trẻ đi tìm mẹ, bị đói lả đến kiệt sức trong rừng, được ông già mang về nuôi.
- Hai đứa trẻ đói khổ, rình mãi hang chuột vì quá đói.
- Đứa trẻ gặp ai cũng hỏi tin tức của mẹ.
- Sau hàng chục năm, cái đói và nỗi khao khát tìm mẹ vẫn ám ảnh, bám riết "tôi".
=> Những chi tiết vô cùng sinh động, chân thực và xót xa khi tái hiện hoàn cảnh đau thương của những đứa trẻ trong chiến tranh.
* Điểm nhấn quan trọng của văn bản:
- Được thể hiện ngay ở nhan đề văn bản: Dự báo về các sự kiện liên quan đến mẹ.
+ Mẹ luôn hiện diện trong mọi thời khắc cuộc sống đau thương thời thơ ấu của "tôi" và ước muốn gặp mẹ trở thành nỗi ám ảnh thường trực trong lòng nhân vật.
+ Nhưng hiện thực là chiến tranh đã cướp đi tất cả những gì gần gũi thân thương nhất của con người.
- Bức tranh cuộc sống được tái hiện trong văn bản:
+ Những ngày sống đau thương, đói khát, hãi hùng và thiếu thốn tình mẹ của bao đứa trẻ trong chiến tranh khốc liệt.
* Ý nghĩa của văn bản:
+ Cảm thương với nỗi bất hạnh của nhân vật "tôi" trong và sau chiến tranh.
+ Lên tiếng tố cáo tội ác của chiến tranh.
+ Khẳng định khát vọng hòa bình và hạnh phúc chính đáng của mọi người, nhất là trẻ em.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây