Bài học cùng chủ đề
- Ứng dụng hệ phương trình bậc nhất ba ẩn trong vật lí
- Ứng dụng hệ phương trình bậc nhất ba ẩn trong sinh học
- Ứng dụng hệ phương trình bậc nhất ba ẩn trong kinh tế
- Ứng dụng hệ phương trình bậc nhất ba ẩn trong hóa học
- Ứng dụng hệ phương trình bậc nhất ba ẩn (Phần 1)
- Ứng dụng hệ phương trình bậc nhất ba ẩn (Phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ứng dụng hệ phương trình bậc nhất ba ẩn (Phần 2) SVIP
Khi một quả bóng được đá lên, nó sẽ đạt độ cao nào đó rồi rơi xuống. Biết quỹ đạo chuyển động của quả bóng là một parabol và độ cao h của quả bóng được tính bởi công thức h=21at2+v0t+h0, trong đó độ cao h và độ cao ban đầu được tính bằng mét, t là thời gian của chuyển động tính bằng giây, a là gia tốc của chuyển động tính bằng m/s2, v0 là vận tốc ban đầu được tính bằng m/s. Tính a, v0, h0 biết sau 0,5 giây quả bóng đạt được độ cao 6,075 m; sau 1 giây quả bóng đạt độ cao 8,5 m; sau 2 giây quả bóng đạt độ cao 6 m.
Với các hệ số x; y; z thì phương trình xKClO3 → yKCl + zO2 cân bằng. Tổng các hệ số x; y; z là
Tổng số hạt proton, nơtron, electron (p, n, e) trong hai nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Số hạt proton trong một nguyên tử A là
Tìm đa thức bậc ba f(x)=ax3+bx2+cx+1 (với a=0) biết f(–1)=−2, f(1)=2, f(2)=7.
Một phân tử DNA có khối lượng là 72.104 đvC và có 2826 liên kết hyđro. Mạch 2 có số nu loại A bằng 2 lần số nu loại T và bằng 3 lần số nu loại X. Xác định số nucleotit (nu) loại G trên mạch 1 của phân tử DNA đó. Biết rằng một nu có khối lượng trung bình là 300 đvC.
Các số thực A, B, C thỏa mãn: x3+11=x+1A+x2−x+1Bx+C lần lượt là
Bác An là chủ cửa hàng kinh doanh cà phê cho những người sành cà phê. Bác có ba loại cà phê nổi tiếng của Việt Nam: Arabica, Robusta và Moka với giá bán lần lượt là 320 nghìn đồng/kg, 280 nghìn đồng/kg và 260 nghìn đồng/kg. Bác muốn trộn ba loại cà phê này để được một hỗn hợp cà phê, sau đó đóng thành các gói 1 kg, bán với giá 300 nghìn đồng/kg và lượng cà phê Moka gấp đôi lượng cà phê Robusta trong mỗi gói. Vậy bác cần trộn ba loại cà phê đó theo tỉ lệ nào?
Trong mặt phẳng toạ độ, viết phương trình đường tròn có dạng x2+y2−2ax−2by+c=0 (với a2+b2−c>0) đi qua ba điểm A(0;1), B(2;3) và C(4;1).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây