Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
Bài đọc:
Sự sẻ chia bình dị
Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên.
Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”.
Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Thanh không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
Ngọc Khánh
Câu 7 (0,5 điểm): Sau khi thấy được ý nghĩa của việc mình nhường chỗ cho người mẹ, Thanh cảm thấy như thế nào?
Câu 8 (0,5 điểm): Ghi lại một câu văn có chứa trạng ngữ chỉ thời gian trong bài đọc.
Câu 9 (1,0 điểm): Em có nhận xét gì về nhân vật Thanh?
Câu 10 (1,0 điểm): Viết 2 – 3 câu văn nói ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống, trong đó có một câu chứa vị ngữ được dùng để giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ và gạch chân câu đó.
Hướng dẫn giải:
Câu 7: (0,5 điểm)
- Sau khi thấy được ý nghĩa của việc mình nhường chỗ cho người mẹ, Thanh cảm thấy vui và không còn khó chịu nữa.
Câu 8: (0,5 điểm)
- Kể từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào.
Câu 9: (1,0 điểm)
- Học sinh nêu được nhận xét cá nhân về nhân vật Thanh từ hành động và suy nghĩ của nhân vật trong bài, có thể bao gồm các ý như sau: Thanh là người giàu lòng nhân ái, biết sẻ chia. Từ bực mình, Thanh dần nhận ra giá trị của hành động nhỏ bé, trở nên thanh thản và ý thức hơn về ý nghĩa của sự giúp đỡ người khác.
Câu 10: (1,0 điểm)
- Học sinh viết 2 – 3 câu văn nói ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống.
- Viết được câu chứa vị ngữ được dùng để giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ và xác định đúng.
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật anh hùng chống giặc ngoại xâm trong các câu chuyện đã được đọc, được nghe.
Hướng dẫn giải:
Đề bài |
Nội dung đáp án |
Biểu điểm |
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật anh hùng chống giặc ngoại xâm trong các câu chuyện đã được đọc, được nghe. |
* Hình thức - Trình bày bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn nêu tình cảm, cảm xúc. - Bài viết ít gạch xoá. |
0,5 điểm |
* Nội dung: - Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật và nêu tình cảm, ấn tượng chung của em dành cho nhân vật ấy. - Thân đoạn: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về nhân vật. + Nhân vật ấy có những hành động và phẩm chất anh hùng nào? + Em dành cho nhân vật ấy tình cảm, cảm xúc gì? - Kết đoạn: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc với nhân vật. * Lưu ý: Người viết nên bổ sung các yếu tố tự sự, biểu cảm để bài văn tả con vật thêm hấp dẫn, sinh động. |
0,5 điểm 2,0 điểm 0,5 điểm |
|
* Kĩ năng: - Viết đúng chính tả. - Dùng từ, đặt câu. - Sáng tạo trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, phép so sánh, nhân hóa. |
0,5 điểm |