Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận (3,0 điểm) SVIP
(1 điểm)
Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường \[E=1000\] V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của electrong là 9,1.10-31 kg. Tính quãng đường electron đi được cho đến khi dừng lại.
Hướng dẫn giải:
Công của lực điện trường là
\[A=qEd=-eEd=\Delta W\]
Công của lực điện trường bằng độ biến thiên động năng.
Theo định lí biến thiên động năng, ta có:
\[A=0-\frac{1}{2}m{{v}^{2}}=-eEd\to d=\frac{m{{v}^{2}}}{2eE}\]
\[\to d=\frac{9,{{1.10}^{-31}}.{{({{3.10}^{5}})}^{2}}}{2.1,{{6.10}^{-19}}.1000}=2,{{6.10}^{-4}}\] m = 0,26 mm
(1 điểm)
Trong điện trường của một điện tích \[Q\] cố định, công để dịch chuyển một điện tích \[q\] từ vô cùng về điểm M cách Q một khoảng \[r\] có giá trị bằng \[{{A}_{\infty M}}=q\frac{Q}{4\pi {{\varepsilon }_{0}}r}\]. M là một điểm cách Q một khoảng 1 m và N là một điểm cách Q một khoảng 2 m.
a) Tính hiệu điện thế \[{{U}_{MN}}\].
b) Áp dụng với \[Q={{8.10}^{-10}}\] C. Tính công cần thực hiện để dịch chuyển một electron từ M đến N.
Hướng dẫn giải:
a) Hiệu điện thế \[{{U}_{MN}}\] là
\[{{U}_{MN}}=\frac{{{A}_{MN}}}{q}=\frac{{{A}_{M\infty }}-{{A}_{N\infty }}}{q}=\frac{-q\frac{Q}{4\pi {{\varepsilon }_{0}}{{r}_{M}}}+q\frac{Q}{4\pi {{\varepsilon }_{0}}{{r}_{N}}}}{q}\]
\[\to {{U}_{MN}}=-\frac{Q}{4\pi {{\varepsilon }_{0}}.1}+\frac{Q}{4\pi {{\varepsilon }_{0}}.2}=-\frac{Q}{8\pi {{\varepsilon }_{0}}}\] V
b) Công cần thực hiện là
\[{{A}_{MN}}={{A}_{M\infty }}-{{A}_{N\infty }}=-{{A}_{\infty M}}-(-{{A}_{\infty N}})=-q\frac{Q}{4\pi {{\varepsilon }_{0}}{{r}_{M}}}-(-q\frac{Q}{4\pi {{\varepsilon }_{0}}{{r}_{N}}})\]
\[{{A}_{MN}}=-q\frac{Q}{4\pi {{\varepsilon }_{0}}.1}+q\frac{Q}{4\pi {{\varepsilon }_{0}}.2}=\frac{1,{{6.10}^{-29}}}{\pi {{\varepsilon }_{0}}}\] J
(1 điểm)
Ba tụ điện \[{{C}_{1}}={{2.10}^{-9}}\] F, \[{{C}_{2}}={{4.10}^{-9}}\] F, \[{{C}_{3}}={{6.10}^{-9}}\] F mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giới hạn của mỗi tụ là 500 V. Hỏi bộ tụ có chịu được hiệu điện thế 1100 V không?
Hướng dẫn giải:
Khi mắc nối tiếp thì \[{{Q}_{1}}={{Q}_{2}}={{Q}_{3}}\to {{C}_{1}}{{U}_{1}}={{C}_{2}}{{U}_{2}}={{C}_{3}}{{U}_{3}}\]
Vì \[{{C}_{1}}<{{C}_{2}}<{{C}_{3}}\to {{U}_{1}}>{{U}_{2}}>{{U}_{3}}\] nên:
\[{{U}_{1}}={{U}_{gh}}=500\] V;
\[{{U}_{2}}=\frac{{{C}_{1}}{{U}_{1}}}{{{C}_{2}}}=\frac{{{2.10}^{-9}}.500}{{{4.10}^{-9}}}=250\] V
\[{{U}_{3}}=\frac{{{C}_{1}}{{U}_{1}}}{{{C}_{3}}}=\frac{{{2.10}^{-9}}.500}{{{6.10}^{-9}}}=166,67\] V
Hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ là
\[U={{U}_{1}}+{{U}_{2}}+{{U}_{3}}=500+250+166,67=916,67<1100\]
Vì vậy, bộ tụ không thể chịu được hiệu điện thế 1100 V.