Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận (3 điểm) SVIP
Hai anh em An và Bình cùng vay tiền ở ngân hàng với lãi suất $0,7\%$ một tháng với tổng số tiền vay là $200$ triệu đồng. Sau đúng $1$ tháng kể từ khi vay, mỗi người bắt đầu trả nợ cho ngân hàng khoản vay của mình. Mỗi tháng hai người trả số tiền bằng nhau cho ngân hàng để trừ vào tiền gốc và lãi. Để trả hết gốc và lãi cho ngân hàng thì An cần $10$ tháng, Bình cần $15$ tháng. Hỏi số tiền mà mỗi người trả cho ngân hàng mỗi tháng là bao nhiêu (làm tròn đến hàng nghìn)?
Hướng dẫn giải:
Gọi số tiền vay ban đầu là ${{u}_{0}}$, tiền trả hàng tháng là $x$, lãi suất hàng tháng là $0,7\%$.
Số tiền còn lại sau $1$ tháng: ${{u}_{1}}={{u}_{0}}1,007-x$ (đồng).
Số tiền còn lại sau $2$ tháng:
${{u}_{2}}={{u}_{1}}1,007-x={{u}_{0}}1,{{007}^{2}}-1,007x-x={{u}_{0}}1,{{007}^{2}}-x(1+1,007 )$ (đồng).
Số tiền còn lại sau $n$ tháng:
${{u}_{n}}={{u}_{0}}1,{{007}^{n}}-x(1+1,007+1,{{007}^{2}}+...+1,{{007}^{n-1}} )$
$={{u}_{0}}1,{{007}^{n}}-x\dfrac{1,{{007}^{n}}-1}{0,007}$ (đồng).
Sau $n$ tháng thì hết nợ $\Rightarrow {{u}_{n}}=0$
$\Leftrightarrow {{u}_{0}}=\dfrac{x(1,{{007}^{n}}-1 )}{0,007.1,{{007}^{n}}}$ (đồng).
Để trả hết nợ thì An cần $10$ tháng và Bình cần $15$ tháng, ta được:
$\dfrac{x(1,{{007}^{10}}-1 )}{0,007.1,{{007}^{10}}}+\dfrac{x(1,{{007}^{15}}-1 )}{0,007.1,{{007}^{15}}}={{2.10}^{8}}$
$\Leftrightarrow x=8\,397\,068,067$ (đồng).
Cho hình chóp tứ giác $S.ABCD$ có đáy là nửa lục giác đều nội tiếp đường tròn đường kính $AD=2a,$ $SA\bot (ABCD )$, $SA=\dfrac{3a}{2}$. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng $BD$ và $SC$.
Hướng dẫn giải:
Do $ABCD$ là nửa lục giác đều nội tiếp đường tròn đường kính $AD=2a\Rightarrow AB=BC=CD=a$
Kẻ đường thẳng $CE//BD\,\,(E\in AD )$, gọi $F=CE\cap AB\Rightarrow BD//(SEF )$.
Khi đó $d(BD;SC )=d(BD;(SCE ) )=d(D;(SCE ))$
Ta có $BCED$ là hình bình hành nên $DE=BC=a\Rightarrow AE=3a$
Ta có $d(D;(SCE ) )=\dfrac{1}{3}d(A;(SCE ) )$
Ta có $\widehat{ABD}=90^\circ$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
$\Rightarrow BD\bot AB$
$\Rightarrow EF\bot AB$
$\Rightarrow \left\{ \begin{aligned}& EF\bot SA \\& EF\bot AB \\\end{aligned} \right.\Rightarrow EF\bot (SAB )$
Kẻ $AH\bot SF\Rightarrow \left\{ \begin{aligned}& AH\bot SF \\& AH\bot EF \\\end{aligned} \right.$
$\Rightarrow AH\bot (SEF )\Rightarrow d(A;(SEF ) )=AH$
Ta có $AF=\dfrac{3}{2}AB=\dfrac{3a}{2}=SA$ suy ra tam giác $SAF$ vuông cân tại $A$
$\Rightarrow AH=\dfrac{1}{2}SF$
$=\dfrac{1}{2}\sqrt{SA^2+AF^2}$
$=\dfrac{1}{2}.\dfrac{3a\sqrt{2}}{2}$
$=\dfrac{3a\sqrt{2}}{4}$.
Vậy $d(D;(SCE ))=\dfrac{1}{3}d(A;(SCE ) )=\dfrac{a\sqrt{2}}{4}$.
Cho khối chóp $S.ABCD$ có đáy là hình bình hành, một cạnh của hình bình hành bằng $a$ và các cạnh bên đều bằng $a\sqrt{2}$. Tính giá trị lớn nhất của thể tích khối chóp.
Hướng dẫn giải:
Gọi $H=AC\cap BD$. Vì $SA=SB=SC=SD$ nên $HA=HB=HC=HD$
$\Rightarrow ABCD$ là hình chữ nhật và $H$ là hình chiếu vuông góc của $S$ xuống $(ABCD )$
Giả sử $AB=a$. Đặt $AD=x$. Khi đó
${{S}_{ABCD}}=ax.$
$AH=\dfrac{AC}{2}=\dfrac{\sqrt{AB^2+BC^2}}{2}=\dfrac{\sqrt{a^2+x^2}}{2}.$
$SH=\sqrt{S{{A}^{2}}-A{{H}^{2}}}=\sqrt{2{{a}^{2}}-\dfrac{{{a}^{2}}+{{x}^{2}}}{4}}=\dfrac{\sqrt{7{{a}^{2}}-{{x}^{2}}}}{2}.$
Ta có
$ {V_{S.ABCD}}=\dfrac{1}{3}.SH.{{S}_{ABCD}}$
$=\dfrac{1}{3}.\dfrac{\sqrt{7{{a}^{2}}-{{x}^{2}}}}{2}.ax$
$=\dfrac{ax\sqrt{7{{a}^{2}}-{{x}^{2}}}}{6}\le \dfrac{1}{6}.a.\dfrac{({{x}^{2}}+7{{a}^{2}}-{{x}^{2}} )}{2}$
$ \Rightarrow {V_{S.ABCD}}\le \dfrac{7{{a}^{3}}}{12}.$
Dấu xảy ra khi $x=\sqrt{7{{a}^{2}}-{{x}^{2}}}$ hay $x=\dfrac{a\sqrt{14}}{2}$.
Vậy thể tích của khối chóp có giá trị lớn nhất là $\dfrac{7{{a}^{3}}}{12}$ khi $x=\dfrac{a\sqrt{14}}{2}$.