Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận (10 điểm) SVIP
(0.5 điểm)
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Bài đọc:
Chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính)
Hướng dẫn giải:
Bài thơ Chân quê được viết theo thể thơ tự do.
(0.5 điểm)
Nhan đề Chân quê gợi cho em liên tưởng, cảm nhận gì?
Bài đọc:
Chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính)
Hướng dẫn giải:
Nhan đề Chân quê gợi cho em cảm giác về chất quê mộc mạc, giản dị, chân chất, thật thà của những con người sống ở nông thôn.
(1.0 điểm)
Liệt kê những loại trang phục trong bài thơ. Theo em, những loại trang phục ấy đại diện cho cái gì?
Bài đọc:
Chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính)
Hướng dẫn giải:
Trong bài thơ tác giả liệt kê 2 kiểu loại trang phục, lần lượt đại diện cho thành thị (trang phục của tỉnh) và nông thôn (trang phục của quê).
- Trang phục của tỉnh: khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm.
- Trang phục của quê: yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen.
(1.0 điểm)
Xác định biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của nó trong câu thơ: “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”.
Bài đọc:
Chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính)
Hướng dẫn giải:
- Biện pháp tu từ được sử dụng ở đây là ẩn dụ.
- "Hương đồng gió nội" là nét đặc trưng của vùng quê. Tác giả dùng "hương đồng gió nội" để ẩn dụ cho chất quê chân chất, thật thà, giản dị của em, nhằm nhấn mạnh dường như chỉ sau một ngày đi tỉnh về em đã đánh mất những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của con người quê hương mình.
(1.0 điểm)
Thông điệp của bài thơ này là gì?
Bài đọc:
Chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính)
Hướng dẫn giải:
Một tác phẩm văn học thường có nhiều thông điệp. HS cần rút ra thông điệp từ nội dung tác phẩm và đưa ra lí giải hợp lí. Tác phẩm Chân quê có một số thông điệp như sau:
- Chúng ta cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, dân tộc.
- Chúng ta cần học được cách sống, ứng xử phù hợp với môi trường sống của mình.
(2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật “em” trong văn bản Chân quê của Nguyễn Bính.
Bài đọc:
Chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính)
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nhân vật "em" trong bài thơ Chân quê.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Nhân vật được khắc họa thông qua điệu bộ, trạng thái, cách ăn mặc và qua lời kể, lời nhắc nhở của nhân vật "anh".
- Sắp xếp được hệ thống ý phù hợp theo đặc điểm của kiểu văn bản.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
e. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
f. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
(4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về việc gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại hôm nay.Hướng dẫn giải:
a. Xác định yêu cầu của kiểu bài:
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội.
b. Xác đinh đúng vấn đề nghị luận: gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại hôm nay.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:
- Xác định được các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Triển khai vấn đề nghị luận:
- Giải thích vấn đề nghị luận: Thế nào là gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống?
- Thể hiện quan điểm của người viết:
+ Tình trạng gìn giữ và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống trong tình hình hội nhập quốc tế ngày một diễn ra mạnh mẽ.
+ Ý nghĩa của việc gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống.
+ Thế hệ trẻ ngày nay có tồn tại những vấn đề nào về việc không bảo vệ, giữ gìn giá trị văn hóa của dân tộc hay không?
+ Bản thân em cần làm gì để thay đổi những điểm tiêu cực đó hay phát triển những yếu tố tích cực ở thế hệ trẻ?
+ Rút ra bài học về lí tưởng sống cho bản thân.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
f. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.