Bài học cùng chủ đề
- Phương trình bậc hai một ẩn (phần 1)
- Phương trình bậc hai một ẩn (phần 2)
- Tính giá trị biểu thức đối xứng chứa hai nghiệm của phương trình bậc hai (phần 1)
- Tính giá trị biểu thức đối xứng chứa hai nghiệm của phương trình bậc hai (phần 2)
- Xét dấu các nghiệm của phương trình bậc hai
- Định lí đảo Vi-ét và ứng dụng
- Giải phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn
- Phương trình bậc hai một ẩn có chứa tham số
- Hệ thức Vi-ét và ứng dụng (phần 1)
- Hệ thức Vi-ét và ứng dụng (phần 2)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 1)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 2)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thả mãn điều kiện đã cho (phần 3)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 4)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiệ đã cho (phần 5)
- Tìm hệ thức liên hệ giữa các nghiệm không phụ thuộc vào tham số
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 1) SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
(Khánh Hòa)
Tìm giá trị của m để phương trình x2 – mx + 1 = 0 có hai nghiệm phân biệt x1, x2 thoả mãn hệ thức \(\left(x_1+1\right)^2+\left(x_2+1\right)^2=2\)
Hướng dẫn giải:
\(\Delta=m^2-4\ge0\Leftrightarrow m\le-2;m\ge2\)
\(\left(x_1+1\right)^2+\left(x_2+1\right)^2=\left(x_1+x_2\right)^2+2\left(x_1+x_2\right)+2-2x_1x_2\)
\(=m^2+2m+2-2=m^2+2m\)
\(\left(x_1+1\right)^2+\left(x_2+1\right)^2=2\Leftrightarrow m^2+2m-2=0\Leftrightarrow m=-1\pm\sqrt{3}\)
Đáp số: \(m=-1+\sqrt{3}\)
(Kiên Giang)
Cho phương trình bậc hai x2 + 2(m+3)x + m2 + 6m = 0 (1) với x là ẩn số
- Chứng minh rằng phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của tham số m.
- Tìm các giá trị của tham số m để phương trình (1) có hai nghiệm x1; x2 thoả mãn đẳng thức (2x1 +1)(2x2 + 1) = 13
Hướng dẫn giải:
a) \(\Delta'=\left(m+3\right)^2-\left(m^2+6m\right)=9>0,\forall m\) . Phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt.
b) \(\left(2x_1+1\right)\left(2x_2+1\right)=4x_1x_2+2\left(x_1+x_2\right)+1\)
\(=4\left(m^2+6m\right)-4\left(m+3\right)+1\)
\(=4m^2+20m-11\)
\(\left(2x_1+1\right)\left(2x_2+1\right)=13\Leftrightarrow4m^2+20m-24=0\Leftrightarrow m=1;m=-6\)
Đáp số: \(m=1;m=-6\)
(Lạng Sơn)
Cho phương trình x2 + x + m - 2 = 0 (1)
a)Giải phương trình (1) khi m = 0
b)Tìm m để phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt x1; x2 thỏa mãn \(x^2_1+x^2_2-3x_1x_2< 1\)
Hướng dẫn giải:
a) m = 0: \(x^2+x-2=0\Leftrightarrow x=1;x=-2\)
b) \(\Delta=1-4\left(m-2\right)=9-4m\). Phương trình có 2 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi
\(m< \dfrac{9}{4}\).
Theo Viet \(x^2_1+x^2_2-3x_1x_2=\left(x_1+x_2\right)^2-5x_1x_2=1-5\left(m-2\right)=11-5m\)
\(x^2_1+x^2_2-3x_1x_2< 1\Leftrightarrow11-5m< 1\Leftrightarrow5m>10\Leftrightarrow m>2\)
Đáp số: \(2< m< \dfrac{9}{4}\)
(Lào Cai)
Cho phương trình bậc hai x2 + 4x - 2m + 1 = 0 (1) (với m là tham số)
a) Giải phương trình (1) với m = - 1.
b) Tìm m để phương trình (1) có hai nghiệm x1 ; x2 thỏa mãn điều kiện x1-x2=2.
Hướng dẫn giải:
a) m = -1, phương trình là \(x^2+4x+3=0\Leftrightarrow x=-1;x=-3\)
b) \(\Delta'=4-\left(-2m+1\right)=3+2m\). Điều kiện có nghiệm: \(m\ge-\dfrac{3}{2}\)
The Viet, m phải thỏa mãn hệ
\(\left\{{}\begin{matrix}x_1-x_2=2\\x_1+x_2=-4\\x_1x_2=-2m+1\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_1=-1\\x_2=-3\\\left(-1\right)\left(-3\right)=-2m+1\end{matrix}\right.\)\(\Rightarrow m=-1\)
(Long An)
Cho phương trình \(x^2-2x+m=0\) ( m là tham số khác 0 ).
Tìm giá trị m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1 ; x2 thỏa mãn \(\dfrac{x_1}{x_2}+\dfrac{x_2}{x_1}=-\dfrac{10}{3}\).
Hướng dẫn giải:
Phương trình có 2 nghiệm phân biệt khác 0 khi và chỉ khi
\(\Delta'=1-m>0\Leftrightarrow m< 1\) và \(x_1x_2\ne0\Leftrightarrow m\ne0\).
Theo Viet: \(\dfrac{x_1}{x_2}+\dfrac{x_2}{x_1}=\dfrac{\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2}{x_1x_2}=\dfrac{4-2m}{m}=\dfrac{4}{m}-2\). Do đó
\(\dfrac{x_1}{x_2}+\dfrac{x_2}{x_1}=-\dfrac{10}{3}\Leftrightarrow\dfrac{4}{m}-2=-\dfrac{10}{3}\Leftrightarrow\dfrac{4}{m}=-\dfrac{4}{3}\Leftrightarrow m=-3\) (thỏa mãn điều kiện)
Đáp số: \(m=-3\)
(Hà Tĩnh)
Cho phương trình bậc hai : x2 – 4x + m + 2 = 0 (m là tham số)
a) Giải phương trình khi m = 2.
b) Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2 thỏa mãn \(x_1^2+x_2^2=3\left(x_1+x_2\right)\).
Hướng dẫn giải:
a) Khi m = 2, ta có phương trình \(x^2-4x+4=0\Leftrightarrow\left(x+2\right)^2=0\Leftrightarrow x=-2\)
b) \(\Delta'=4-\left(m+2\right)=2-m\) , \(\Delta'>0\Leftrightarrow m< 2\).
\(x_1^2+x_2^2=3\left(x_1+x_2\right)\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=3\left(x_1+x_2\right)\)
\(\Leftrightarrow\left(4\right)^2-2\left(m+2\right)=3.4\Leftrightarrow m=0\)
(Hưng Yên)
Cho phương trình: \(x^2-2x+m-3=0\) ( m là tham số)
1) Tim m để phương trình có nghiệm x = 3. Tìm nghiệm còn lại.
2) Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1 , x2 thỏa mãn
\(x^3_1+x_2^3=8\).
Hướng dẫn giải:
1) \(x=3\) là một nghiệm của \(x^2-2x+m-3=0\) khi
\(3^2-2.3+m-3=0\Leftrightarrow m=0\)
Khi đó nghiệm kia của phương trình là \(x=-1\).
2) Phương trình \(x^2-2x+m-3=0\) có \(\Delta'=1-\left(m-3\right)=4-m\). Phương trình có 2 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi \(m< 4\). Khi đó
\(x^3_1+x_2^3=\left(x_1+x_2\right)^3-3x_1x_2\left(x_1+x_2\right)=8-6\left(m-3\right)\)
\(x^3_1+x_2^3=8\Leftrightarrow6\left(m-3\right)=0\Leftrightarrow m=3\) (thỏa mãn điều kiện \(m< 4\) )
(Hưng Yên)
Cho phương trình \(x^2-2\left(m+1\right)x+2m=0\) (m là tham số).
1) Giải phương trình với m =1.
2) Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1;x2 thỏa mãn
\(\sqrt{x_1}+\sqrt{x_2}=\sqrt{2}\)
Hướng dẫn giải:
1) Khi m = 1: \(x^2-4x+2=0\Leftrightarrow x=2\pm\sqrt{2}\)
2) \(x^2-2\left(m+1\right)x+2m=0\) có \(\Delta'=\left(m+1\right)^2-2m=m^2+1>0,\forall m\)
Phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt. Yêu cầu bài toán là 2 nghiệm của phương trình phải không âm và \(\sqrt{x_1}+\sqrt{x_2}=\sqrt{2}\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)+2\sqrt{x_1x_2}=2\)
\(\Leftrightarrow2\left(m+1\right)+2\sqrt{2m}=2\Leftrightarrow m+\sqrt{2m}=0\Leftrightarrow m=0\)
Thử lại, khi m = 0, phương trình trở thành \(x^2-2x=0\) có 2 nghiệm không âm là \(x=0,x=2\) . Đáp số \(m=0\)
(Hải Phòng)
Trong hệ trục Oxy, cho đường thẳng (d): y = (5m – 1)x – 6m2 + 2m (m là tham số) và parabol (P): y = x2 .
a) Tìm giá trị của m để (d) và (P) cắt nhau tại hai điểm phân biệt A và B.
b) Gọi x1; x2 lần lượt là hoành độ của A, B. Tìm giá trị của m để \(x_1^2+x_2^2=1\).
Hướng dẫn giải:
a) Phương trình hoành độ giao điểm
\(x^2=\left(5m-1\right)x-6m^2+2m\Leftrightarrow x^2-\left(5m-1\right)x+6m^2-2m=0\)
\(\Delta=\left(m-1\right)^2\ge0,\forall m\)
Đường thẳng cắt parabol tại 2 điểm phân biệt khi \(m\ne0\)
b) Theo Viet \(x_1^2+x_2^2=1\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=1\Leftrightarrow\left(5m-1\right)^2-2\left(6m^2-2m\right)=1\)
\(\Leftrightarrow13m^2-6m=0\Leftrightarrow m=0;m=\dfrac{6}{13}\)
Đáp số: \(m=\dfrac{6}{13}\)
(Hải Phòng)
Cho phương trình: x2 – mx – 4 = 0 (1) ( với m là tham số)
a) Giải phương trình (1) khi m = 3.
b) Tìm các giá trị của m để phương trình (1) có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn \(x_1\left(x_2^2+1\right)+x_2\left(x_1^2+1\right)>6\)
Hướng dẫn giải:
b) Phương trình có \(\Delta=m^2+16>0,\forall m\) . Phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt.
Theo Viet ta có
\(x_1\left(x_2^2+1\right)+x_2\left(x_1^2+1\right)=x_1x_2\left(x_2+x_1\right)+\left(x_1+x_2\right)=-4m+m=-3m\)
Do đó \(x_1\left(x_2^2+1\right)+x_2\left(x_1^2+1\right)>6\Leftrightarrow-3m>6\Leftrightarrow m< -2\)
(Nam Định)
Cho phương trình x2 – 2mx + m2 - m – 1 =0 (1), với m là tham số.
1)Giải phương trình (1) khi m = 1.
2)Xác định m để phương trình (1) có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn x1(x1 +2) +x2(x2+2) = 10.
Hướng dẫn giải:
1)Giải phương trình (1) khi m =1.
Thay m = 1 vào (1) phương trình trở thành x2-2x-1=0
Phương trình có nghiệm \(x=1\pm\sqrt{2}\)
2)Xác định m để (1) có hai nghiệm x1 ;x2 thỏa mãn điều kiện
\(x_1\left(x_1+2\right)+x_2\left(x_2+2\right)=10\)
+Chỉ ra điều kiện để phương trình (1) có hai nghiệm x1;x2 là
+Áp dụng định lý Vi – ét cho phương trình ta có
\(x_1+x_2=2m;x_1x_2=m^2-m+1\)
Từ đó tính được
+ Yêu cầu bài toán được thực hiện khi và chỉ khi
Đối chiếu điều kiện \(m\ge-1\) ta có đáp số \(m=1\).
(Nam Định)
Cho phương trình x2 – 2x – m2 + 2m = 0 (1), với m là tham số.
1) Giải phương trình (1) khi m = 0.
2) Xác định m để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt x1, x2 thỏa mãn điều kiện \(x_1^2-x_2^2=10\).
Hướng dẫn giải:
1) Khi \(m=0\) ta có phương trình \(x^2-2x=0\). Tập nghiệm là \(S=\left\{0;2\right\}\).
2) Ta có \(\Delta'=\left(m-1\right)^2\), phương trình có hai nghiệm phân biệt \(x=m,x=2-m\)khi \(m\ne1\) . Yêu cầu bài toán được thực hiện khi và chỉ khi
\(m^2-\left(2-m\right)^2=\pm10\)\(\Leftrightarrow m=\pm\dfrac{7}{2}\) (thỏa mãn điều kiện \(m\ne1\)).
(Nghệ An)
Cho phương trình x2 – 2(m + 1)x + m2 + 4 = 0 (m là tham số)
a) Giải phương trình với m = 2.
b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn \(x_1^2+2\left(m+1\right)x_2\le3m^2+16\).
Hướng dẫn giải:
b) \(\Delta'=\left(m+1\right)^2-m^2-4=2m-3\) . Phương trình có nghiệm khi \(m\ge\dfrac{3}{2}\) .
Chú ý rằng \(x_1\)là một nghiệm phương trình nên
\(x_1^2-2\left(m+1\right)x_1+m^2+4=0\Rightarrow x_1^2=2\left(m+1\right)x_1-m^2-4\)
Suy ra \(x_1^2+2\left(m+1\right)x_2=2\left(m+1\right)\left(x_1+x_2\right)-m^2-4\)
\(=2\left(m+1\right).2\left(m+1\right)-m^2-4\)
\(=3m^2+8m\)
Yêu cầu bài toán trở thành \(3m^2+8m\le3m^2+16\Leftrightarrow m\le2\)
Đáp số: \(\dfrac{3}{2}\le m\le2\).
(Quảng Ninh)
Cho phương trình: x2 – 3x – 2m2 = 0 (1) với m là tham số. Tìm các giá trị của m để phương trình (1) có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn điều kiện \(x_1^2=4x_2^2\).
Hướng dẫn giải:
Dễ thấy phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt. Điều kiện
\(x_1^2=4x_2^2\Leftrightarrow x_1=\pm2x_2\)
Sử dụng Viet ta thấy yêu cầu bài toán sẽ được thực hiện trong hai trường hợp sau:
a) \(\left\{{}\begin{matrix}x_1=2x_2\\x_1+x_2=3\\x_1x_2=-2m^2\end{matrix}\right.\) và b) \(\left\{{}\begin{matrix}x_1=-2x_2\\x_1+x_2=3\\x_1x_2=-2m^2\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_2=1,x_1=2\\1.2=-2m^2\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_2=-3;x_1=6\\-18=-2m^2\end{matrix}\right.\)
Đáp số \(m=\pm3\)
Cho phương trình : x2 + x + m – 5 = 0 (1) (m là tham số, x là ẩn)
- Giải phương trình (1) với m = 4.
- Tìm m để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt x1 ≠ 0, x2 ≠ 0 thỏa mãn: \(\dfrac{6-m-x_1}{x_2}+\dfrac{6-m-x_2}{x_1}=\dfrac{10}{3}\).
Hướng dẫn giải:
2. Có \(\Delta=1-4\left(m-5\right)=21-4m\). Phương trình có 2 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi \(m< \dfrac{21}{4}\).
Theo Viet ta có
\(\dfrac{6-m-x_1}{x_2}+\dfrac{6-m-x_2}{x_1}=\left(6-m\right)\left(\dfrac{1}{x_2}+\dfrac{1}{x_1}\right)-\left(\dfrac{x_1}{x_2}+\dfrac{x_2}{x_1}\right)\)
\(=\left(6-m\right)\left(\dfrac{x_1+x_2}{x_1x_2}\right)-\dfrac{\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2}{x_1x_2}\)
\(=\left(6-m\right)\dfrac{-1}{m-5}-\dfrac{\left(-1\right)^2-2\left(m-5\right)}{m-5}=\dfrac{3m-17}{m-5}\)
Yêu cầu bài toán là \(\dfrac{3m-17}{m-5}=\dfrac{10}{3}\Leftrightarrow m=-1\) (thỏa mãn điều kiện \(m< \dfrac{21}{4}\) )
(Quảng Ngãi)
Tìm m để phương trình \(x^2+mx+m-2=0\) có 2 nghiệm x1; x2 thỏa mãn |x1-x2|=2 .
Hướng dẫn giải:
\(\Delta=m^2-4\left(m-2\right)=\left(m-2\right)^2+4>0,\forall m\). Phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt. Theo Viet, yêu cầu bài toán tương đương với
\(\left(x_1-x_2\right)^2=4\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-4x_1x_2=4\Leftrightarrow m^2-4\left(m-2\right)=4\)
\(\Leftrightarrow\left(m-2\right)^2=0\Leftrightarrow m=2\)
(Quảng Ngãi)
Cho phương trình x2 - (3m + 1)x + 2m2 + m - 1 = 0 (1) với m là tham số.
a/ Chứng minh phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m
b/ Gọi x1, x2 là các nghiệm của phương trình (1). Tìm m để biểu thức B = x12 + x22 - 3x1x2 đạt giá trị lớn nhất.
Hướng dẫn giải:
a) \(\Delta=\left(3m+1\right)^2-4\left(2m^2+m-1\right)=\left(m+1\right)^2+4>0,\forall m\)
b) \(B=\left(x_1+x_2\right)^2-5x_1x_2=\left(3m+1\right)^2-5\left(2m^2+m-1\right)\)
\(=-m^2+m+6=-\left(m-\dfrac{1}{2}\right)^2+6-\dfrac{1}{4}\)
\(B\) đạt GTLN khi \(m=\dfrac{1}{2}\)