Bài học cùng chủ đề
- Phương trình bậc hai một ẩn (phần 1)
- Phương trình bậc hai một ẩn (phần 2)
- Tính giá trị biểu thức đối xứng chứa hai nghiệm của phương trình bậc hai (phần 1)
- Tính giá trị biểu thức đối xứng chứa hai nghiệm của phương trình bậc hai (phần 2)
- Xét dấu các nghiệm của phương trình bậc hai
- Định lí đảo Vi-ét và ứng dụng
- Giải phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn
- Phương trình bậc hai một ẩn có chứa tham số
- Hệ thức Vi-ét và ứng dụng (phần 1)
- Hệ thức Vi-ét và ứng dụng (phần 2)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 1)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 2)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thả mãn điều kiện đã cho (phần 3)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 4)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiệ đã cho (phần 5)
- Tìm hệ thức liên hệ giữa các nghiệm không phụ thuộc vào tham số
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 4) SVIP
(Hải Dương)
Cho phương trình \(x^2-5x+m-3=0\) . Tìm m để phương trình có 2 nghiệm phân biệt \(x_1,x_2\) thỏa mãn điều kiện \(x_1^2-2x_1x_2+3x_2=1\).
Hướng dẫn giải:
Điều kiện có 2 nghiệm phân biệt là \(\Delta>0\Leftrightarrow25-4\left(m-3\right)>0\Leftrightarrow m< \dfrac{37}{4}\)
Định lí Viet và yêu cầu bài toán cho
\(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=5\left(1\right)\\x_1x_2=m-3\left(2\right)\\x_1^2-2x_1x_2+3x_2=1\left(3\right)\end{matrix}\right.\)
Từ (1) suy ra \(x_1=5-x_2\) (1'). Thế (1') vào (3) ta có
\(\left(5-x_2\right)^2-2\left(5-x_2\right)x_2+3x_2=1\)
\(\Leftrightarrow3x_2^2-17x_2+24=0\Leftrightarrow x_2=3;x_2=\dfrac{8}{3}\)
- Nếu \(x_2=3\) thì (1') suy ra \(x_1=2\), thay vào (2) ta có \(6=m-3\Leftrightarrow m=9\)
- Nếu \(x_2=\dfrac{8}{3}\) thì \(x_1=5-\dfrac{8}{3}=\dfrac{7}{3}\) . Thế vào (2) ta được
\(\dfrac{56}{9}=m-3\Leftrightarrow m=\dfrac{83}{9}\)
Đáp số: \(m=9;m=\dfrac{83}{9}\)
(Hải Phòng)
Cho phương trình x2 – 2(m – 1)x + 2m – 4 = 0 (1) (m là tham số)
a) Giải phương trình (1) khi m = 2.
b) Tìm giá trị nhỏ nhất của \(P=x_1^2+x_2^2\) với \(x_1,x_2\) là hai nghiệm của phương trình (1)
Hướng dẫn giải:
a) Khi m = 2 ta có phương trình \(x^2-2x=0\Leftrightarrow x=0;x=2\).
b) \(\Delta'=\left(m-1\right)^2-2m+4=\left(m-2\right)^2+1>0,\forall m\). Phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt. Theo Viet ta có
\(P=x_1^2+x_2^2=\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=4\left(m-1\right)^2-2\left(2m-4\right)\)
\(=\left(2m-3\right)^2+3\ge3\)
GTNN = 3 đạt được khi và chỉ khi \(m=\dfrac{3}{2}\).
(Hải Phòng)
Trong hệ trục Oxy, cho đường thẳng (d): y = (5m – 1)x – 6m2 + 2m (m là tham số) và parabol (P): y = x2 .
a) Tìm giá trị của m để (d) và (P) cắt nhau tại hai điểm phân biệt A và B.
b) Gọi \(x_1,x_2\)lần lượt là hoành độ của A, B. Tìm giá trị của m để \(x_1^2+x_2^2=1\).
Hướng dẫn giải:
a) Phương trình xác định hoành độ giao điểm hai đường
\(x^2=\left(5m-1\right)x-6m^2+2m\)
\(\Leftrightarrow x^2-\left(5m-1\right)x+6m^2-2m=0\)
\(\Leftrightarrow x=2m;x=3m-1\)
Hai đường cắt nhau tại hai điểm phân biệt khi và chỉ khi \(3m-1\ne2m\Leftrightarrow m\ne1\)
b) \(x_1^2+x_2^2=1\Leftrightarrow4m^2+\left(3m-1\right)^2=1\)
\(\Leftrightarrow3m^2-6m=0\Leftrightarrow m=0;m=\dfrac{6}{13}\) (thỏa mãn điều kiện \(m\ne1\))
(Hải Phòng)
Cho phương trình: x2 – mx – 4 = 0 (1) ( với m là tham số)
a) Giải phương trình (1) khi m = 3
b) Tìm các giá trị của m để phương trình (1) có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn
\(x_1\left(x_2^2+1\right)+x_2\left(x_1^2+1\right)>6\).
Hướng dẫn giải:
a) Khi m = 3, ta có phương trình \(x^2-3x-4=0\Leftrightarrow x=-1;x=4\).
b) Phương trình luôn có 2 nghiệm trái dấu \(x_1,x_2\). Theo Viet \(x_1+x_2=m;x_1x_2=-4\)
nên \(x_1\left(x_2^2+1\right)+x_2\left(x_1^2+1\right)=\left(x_1+x_2\right)\left(x_1x_2+1\right)=-3m\)
Yêu cầu \(x_1\left(x_2^2+1\right)+x_2\left(x_1^2+1\right)>6\)\(\Leftrightarrow-3m>6\Leftrightarrow m< -2\).
(Hà Nam)
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho Parabol (P) có phương trình y = x2 và đường thẳng (d) có phương trình: y = -2x + m (với m là tham số).
a) Tìm các giá trị của m để (d) cắt (P) tại điểm có hoành độ là 2.
b) Tìm các giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm có hoành độ \(x_1,x_2\) thỏa mãn điều kiện
\(x_1^2+x_2^2=6x_1^2x_2^2\).
Hướng dẫn giải:
a) Phương trình xác định hoành độ giao điểm là
\(x^2=-2x+m\Leftrightarrow x^2+2x-m=0\) (1)
(d) cắt (P) tại điểm có hoành độ là 2 khi và chỉ khi \(x=2\) là một nghiệm của phương trình tức là \(2^2+2.2-m=0\Leftrightarrow m=8\).
b) Để (1) có nghiệm, điều kiện có nghiệm là \(\Delta'\ge0\Leftrightarrow1+m\ge0\Leftrightarrow m\le-1\)
Điều kiện \(x_1^2+x_2^2=6x_1^2x_2^2\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=6x_1^2x_2^2\)
\(\Leftrightarrow\left(-2\right)^2-2\left(-m\right)=6\left(-m\right)^2\Leftrightarrow3m^2-m-2=0\Leftrightarrow m=1;m=-\dfrac{2}{3}\)
(Hà Nam)
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho Parabol (P): y = -x2 và đường thẳng (d): y = 3mx – 3 (với m là tham số).
a) Tìm m để đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; 3).
b) Xác định các giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt sao cho tổng 2 tung độ của hai giao điểm đó bằng -10.
Hướng dẫn giải:
a) (d) đi qua A(1;3) khi và chỉ khi \(3=3m.1-3\Leftrightarrow m=2\)
b) Phương trình xác định hoành độ giao điểm là
\(-x^2=3mx-3\Leftrightarrow x^2+3mx-3=0\) (1)
(1) có \(\Delta=9m^2+12>0\) nên (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt \(x_1,x_2\) và (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt có tung độ tương ứng là \(y_1=3mx_1-3;y_2=3mx_2-3\).
Yêu cầu bài toán trở thành \(y_1+y_2=-10\Leftrightarrow3m\left(x_1+x_2\right)-6=-10\)
\(\Leftrightarrow-9m^2-6=-10\Leftrightarrow m^2=\dfrac{4}{9}\Leftrightarrow m=\pm\dfrac{2}{3}\)
(Hà Nội)
Cho parabol (P): và đường thẳng (d): \(y=mx-\dfrac{1}{2}m^2+m+1\)
a) Với m = 1, xác định tọa độ các giao điểm A, B của (d) và (P).
b) Tìm các giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ \(x_1,x_2\) sao cho \(\left|x_1-x_2\right|=2\).
Hướng dẫn giải:
a) Phương trình xác định hoành độ giao điểm hai đường là
\(\dfrac{1}{2}x^2=mx-\dfrac{1}{2}m^2+m+1\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{1}{2}x^2-mx+\dfrac{1}{2}m^2-m-1=0\)
\(\Leftrightarrow x^2-2mx+m^2-2m-2=0\) (1)
Khi m = 1 thì (1) trở thành \(x^2-2x-3=0\Leftrightarrow x=-1;x=3\)
Hai giao điểm là \(A\left(-1;\dfrac{1}{2}\right),B\left(3;\dfrac{9}{2}\right)\)
b) Cần tìm m để (1) có hai nghiệm thỏa mãn điều kiện \(\left|x_1-x_1\right|=2\)
(1) có hai nghiệm: \(\Delta'=2m+2\ge0\Leftrightarrow m\ge-1\)
\(\left|x_1-x_1\right|=2\Leftrightarrow\left(x_1-x_2\right)^2=4\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-4x_1x_2=4\)
\(\Leftrightarrow4m^2-4\left(m^2-2m-2\right)=4\Leftrightarrow m=-\dfrac{1}{2}\)
Đáp số: \(m=-\dfrac{1}{2}\)
(Hà Nội)
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng (d): \(y=-x+6\) và parabol (P): \(y=x^2\).
a) Tìm tọa độ các giao điểm của (d) và (P).
b) Gọi A, B là hai giao điểm của (d) và (P). Tính diện tích tam giác OAB.
Hướng dẫn giải:
a) Phương trình xác định hoành độ giao điểm hai đường
\(x^2=-x+6\Leftrightarrow x^2+x-6=0\Leftrightarrow x=-3;x=2\)
Hai giao điểm là \(A\left(-3;9\right),B\left(2;4\right)\).
b) Tam giác OAB có \(AB=\sqrt{\left(-3-2\right)^2+\left(9-4\right)^2}=5\sqrt{2}\). Kẻ đường cao OH thì tam giác OAB có diện tích
\(S=\dfrac{1}{2}AB.OH=\dfrac{5\sqrt{2}}{2}.OH\)
Bài toán quy về tính OH. Đường thẳng (d): \(y=-x+6\) cắt hai trục tọa độ tại M(0;6) và N(6;0). Tam giác OMN vuông cân tại O, có cạnh OM = 6 nên đường cao OH (của tam giác ONM) là \(OH=\dfrac{OM}{\sqrt{2}}=\dfrac{6}{\sqrt{2}}\). Vậy \(S=15\)
(Hà Nội)
Cho phương trình : x2-(m+5)x+3m+6=0 (x là ẩn số).
a. Chứng minh phương trình luôn có nghiệm với mọi số thực m.
b. Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1, x2 là độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác có độ dài cạnh huyền bằng 5.
Hướng dẫn giải:
a) \(x^2-\left(m+5\right)x+3m+6=0\Leftrightarrow x^2-\left(m+5\right)x+3\left(m+2\right)=0\) luôn có hai nghiệm \(x_1=3;x_2=m+2\)
b) Yêu cầu bài toán tương đương với
(Hà Nội)
1) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng (d): y = 3x + m2 – 1 và parabol (P): y = x2
a) Chứng minh (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt với mọi
b) Gọi x1, x2 là hoành độ các giao điểm của (d) và (P). Tìm m để (x1+1)(x2+1)=1.
Hướng dẫn giải:
a) Phương trình hoành độ giao điểm hai đường
\(x^2=3x+m^2-1\Leftrightarrow x^2-3x-m^2+1=0\) (1)
\(\Delta=9-4\left(-m^2+1\right)=5+4m^2>0\)
(d) và (P) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt.
b) Cần tìm m để hai nghiệm của (1) thỏa mãn điều kiện
\(\left(x_1+1\right)\left(x_2+1\right)=1\Leftrightarrow x_1x_2+\left(x_1+x_2\right)=0\Leftrightarrow-m^2+1+3=0\Leftrightarrow m=\pm2\)
(Hà Tĩnh)
Cho phương trình bậc hai : x2 – 4x + m + 2 = 0 (m là tham số).
a) Giải phương trình khi m = 2.
b) Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2 thỏa mãn \(x_1^2+x_2^2=3\left(x_1+x_2\right)\).
Hướng dẫn giải:
a) Khi m = 2, ta có phương trình \(x^2-4x+4=0\Leftrightarrow\left(x+2\right)^2=0\Leftrightarrow x=-2\)
b) \(\Delta'=4-\left(m+2\right)=2-m\) , \(\Delta'>0\Leftrightarrow m< 2\).
\(x_1^2+x_2^2=3\left(x_1+x_2\right)\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=3\left(x_1+x_2\right)\)
\(\Leftrightarrow\left(4\right)^2-2\left(m+2\right)=3.4\Leftrightarrow m=0\)
(Hà Tĩnh)
Cho phương trình bậc hai x2 - 2(m+1)x+m2+m+1=0 (m là tham số).
Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1; x2 thỏa mãn \(x^2_1+x^2_2=3x_1x_2-1\).
Hướng dẫn giải:
Phương trình x2-2(m+1)x+m2+m+1=0 có hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi
\(\Delta'=\left(m+1\right)^2-\left(m^2+m+1\right)=m>0\)
Điều kiên \(x^2_1+x^2_2=3x_1x_2-1\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-5x_1x_2+1=0\)
\(\Leftrightarrow4\left(m+1\right)^2-5\left(m^2+m+1\right)+1=0\Leftrightarrow-m^2+3m=0\)
Đáp số: m = 3.
Cho phương trình: x2-2(m+2)x+m2+m+3=0.
a) Giải phương trình với m = 1.
b) Tìm m để pt có hai nghiệm thỏa mãn
\(\dfrac{x_1}{x_2}+\dfrac{x_2}{x_1}=5\).
Hướng dẫn giải:
a) m = 1: \(x^2-6x+5=0\Leftrightarrow x=1;x=5\)
b) x2-2(m+2)x+m2+m+3=0 có \(\Delta'=\left(m+2\right)^2-\left(m^2+m+3\right)=3m+1\)
Điều kiện có nghiệm : \(\Delta'\ge0\Leftrightarrow m\ge-\dfrac{1}{3}\) . Với điều kiện này phương trình có 2 nghiệm \(x_1,x_2\) thỏa mãn \(x_1+x_2=2\left(m+2\right),x_1x_2=m^2+m+3\) .
Vì \(m^2+m+3=\left(m+\dfrac{1}{2}\right)^2+\dfrac{11}{4}>0\) nên \(x_1x_2\ne0\) và
\(\dfrac{x_1}{x_2}+\dfrac{x_2}{x_1}=5\)\(\Leftrightarrow x^2_1+x^2_2=5x_1x_2\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-7x_1x_2=0\)
\(\Leftrightarrow4\left(m+2\right)^2-7\left(m^2+m+3\right)=0\)
\(\Leftrightarrow-3m^2+9m-5=0\)
Đáp số: \(m=\dfrac{9\pm\sqrt{21}}{6}\) (cả hai nghiệm đều dương nên đều thỏa mãn điều kiện \(m\ge-\dfrac{1}{3}\) )
(Hòa Bình)
Cho phương trình: x2 – 2(m + 1)x + m2 - 10 = 0 có hai nghiệm là x1 và x2 . Tìm m để biểu thức \(C=x^2_1+x_2^2\) đạt giá trị nhỏ nhất?
Hướng dẫn giải:
Phương trình \(x^2-2\left(m+1\right)x+m^2-10=0\) có
\(\Delta'=\left(m+1\right)^2-m^2+10=2m+11\).
Điều kiện có nghiệm: \(m\ge-\dfrac{11}{2}\).
\(C=\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=4\left(m+1\right)^2-2\left(m^2-10\right)=2\left(m+2\right)^2+16\)
C đạt giá trị nhỏ nhất bằng 16 khi \(m=-2\).
(Hưng Yên)
Cho phương trình: \(x^2-2x+m-3=0\) ( m là tham số)
1) Tim m để phương trình có nghiệm x = 3. Tìm nghiệm còn lại.
2) Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1 , x2 thỏa mãn \(x^3_1+x_2^3=8\).
Hướng dẫn giải:
1) \(x=3\) là một nghiệm của \(x^2-2x+m-3=0\) khi
\(3^2-2.3+m-3=0\Leftrightarrow m=0\)
Khi đó nghiệm kia của phương trình là \(x=-1\).
2) Phương trình \(x^2-2x+m-3=0\) có \(\Delta'=1-\left(m-3\right)=4-m\). Phương trình có 2 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi \(m< 4\). Khi đó
\(x^3_1+x_2^3=\left(x_1+x_2\right)^3-3x_1x_2\left(x_1+x_2\right)=8-6\left(m-3\right)\)
\(x^3_1+x_2^3=8\Leftrightarrow6\left(m-3\right)=0\Leftrightarrow m=3\) (thỏa mãn điều kiện \(m< 4\) )
(Hưng Yên)
Cho phương trình \(x^2-2\left(m+1\right)x+2m=0\) (m là tham số).
1) Giải phương trình với m =1.
2) Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1;x2 thỏa mãn
\(\sqrt{x_1}+\sqrt{x_2}=\sqrt{2}\).
Hướng dẫn giải:
1) Khi m = 1: \(x^2-4x+2=0\Leftrightarrow x=2\pm\sqrt{2}\)
2) \(x^2-2\left(m+1\right)x+2m=0\) có \(\Delta'=\left(m+1\right)^2-2m=m^2+1>0,\forall m\)
Phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt. Yêu cầu bài toán là 2 nghiệm của phương trình phải không âm và \(\sqrt{x_1}+\sqrt{x_2}=\sqrt{2}\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)+2\sqrt{x_1x_2}=2\)
\(\Leftrightarrow2\left(m+1\right)+2\sqrt{2m}=2\Leftrightarrow m+\sqrt{2m}=0\Leftrightarrow m=0\)
Thử lại, khi m = 0, phương trình trở thành \(x^2-2x=0\) có 2 nghiệm không âm là \(x=0,x=2\) . Đáp số \(m=0\).
(Hải Phòng)
Cho phương trình x2 – 2(m – 1)x + 2m – 4 = 0 (1) (m là tham số)
a) Giải phương trình (1) khi m = 2b) Tìm giá trị nhỏ nhất của \(P=x_1^2+x_2^2\) với \(x_1,x_2\) là nghiệm của phương trình (1)
Hướng dẫn giải:
b) \(\Delta'=\left(m-1\right)^2-2m+4=\left(m-2\right)^2+1>0,\forall m\), phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt. Theo Viet ta có \(P=\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=4\left(m-1\right)^2-2\left(2m-4\right)=\left(2m-3\right)^2+3\ge3\)
P đạt GTNN = 3 khi \(m=\dfrac{3}{2}\)
(Hải Phòng)
Trong hệ trục Oxy, cho đường thẳng (d): y = (5m – 1)x – 6m2 + 2m (m là tham số) và parabol (P): y = x2 .
a) Tìm giá trị của m để (d) và (P) cắt nhau tại hai điểm phân biệt A và B.
b) Gọi x1; x2 lần lượt là hoành độ của A, B. Tìm giá trị của m để \(x_1^2+x_2^2=1\).
Hướng dẫn giải:
a) Phương trình hoành độ giao điểm
\(x^2=\left(5m-1\right)x-6m^2+2m\Leftrightarrow x^2-\left(5m-1\right)x+6m^2-2m=0\)
\(\Delta=\left(m-1\right)^2\ge0,\forall m\)
Đường thẳng cắt parabol tại 2 điểm phân biệt khi \(m\ne0\)
b) Theo Viet \(x_1^2+x_2^2=1\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=1\Leftrightarrow\left(5m-1\right)^2-2\left(6m^2-2m\right)=1\)
\(\Leftrightarrow13m^2-6m=0\Leftrightarrow m=0;m=\dfrac{6}{13}\)
Đáp số: \(m=\dfrac{6}{13}\)
(Hải Phòng)
Cho phương trình: x2 – mx – 4 = 0 (1) ( với m là tham số)
a) Giải phương trình (1) khi m = 3
b) Tìm các giá trị của m để phương trình (1) có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn
\(x_1\left(x_2^2+1\right)+x_2\left(x_1^2+1\right)>6\)
Hướng dẫn giải:
b) Phương trình có \(\Delta=m^2+16>0,\forall m\) . Phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt.
Theo Viet ta có
\(x_1\left(x_2^2+1\right)+x_2\left(x_1^2+1\right)=x_1x_2\left(x_2+x_1\right)+\left(x_1+x_2\right)=-4m+m=-3m\)
Do đó \(x_1\left(x_2^2+1\right)+x_2\left(x_1^2+1\right)>6\Leftrightarrow-3m>6\Leftrightarrow m< -2\)