Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tiết 6 - 7 SVIP
TIẾT 6 VÀ TIẾT 7
1. Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Bạn nhỏ trong rừng
Lán địa chất của bố tôi ở trong rừng cây sau sau. Trong hốc một cây sau sau cách lán không xa, có một cái tổ sóc. Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào.
Một hôm, khi tìm quả cầu giấy đá rơi vào chỗ gốc cây sau sau, tôi phát hiện ra ở gốc cây có một lỗ hủm, lá khô và rác che phủ bên ngoài. Tôi kéo mớ cỏ rác ra thì thấy rơi vãi những hạt dẻ và quả gắm già, cả mấy quả trám khô và ít hạt ngô nữa. Tôi cho là tổ của một loài gì đấy và cũng không để ý đến nữa. Những ngày nắng ấm chẳng kéo dài được lâu. Một đợt rét mới lại xô đến. Hai ngày liền, khu rừng vắng bóng chú sóc. Trưa hôm thứ ba, trời hơi ấm, chú sóc bụng đỏ bò ra. Chú leo xuống chỗ cái hủm ở gốc cây, bới bới, cào cào, chạy ra chạy vào một lúc rồi leo lên chạc cây, đôi mắt ngơ ngác nhìn về phía chúng tôi như có ý hỏi xem có phải chúng tôi đã đụng đến cái hủm ở gốc cây kia không? Tôi chợt hiểu: thì ra cái hủm đó chính là kho dự trữ thức ăn của chú. Thế mà tôi đã phá mất cái kho ấy! Lòng tôi bỗng dâng lên một niềm hối hận.
Tôi vào rừng nhặt ít quả trám rụng và kiếm thêm một nắm ngô. Tôi bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm, một nửa trải ra quanh gốc cây cho chú sóc dễ nhận thấy. Tôi lánh mặt đến gần tối mới đến gốc cây sau sau. Một số quả trám và nhiều hạt ngô không còn đấy nữa. Tôi đoán chú bạn nhỏ trên cây đã không từ chối món quà, cũng là lời xin lỗi của tôi.
- Toóc! Toóc! Toóc!
Kìa! Sóc bụng đỏ đã ra kia rồi! Chào chú!
Theo Ngô Quân Miện
- Sau sau: loại cây mọc trong rừng, cho nhựa thơm và quý.
- Hủm (hõm): chỗ lõm sâu xuống hoặc sâu vào như hõm mắt.
- Chạc cây: chỗ cành cây chia thành nhiều nhánh.
Tìm ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
h. Em thích nhất chi tiết nào trong bài? Vì sao?
Học sinh trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.
i. Theo em, vì sao món quà cho chú sóc cũng là lời xin lỗi của bạn nhỏ?
Gợi ý: Vì bạn nhỏ đã mang ngô, hạt dẻ, quả gắm, trám khô cho chú sóc sau khi biết mình vô tình làm hỏng “kho dự trữ” thức ăn cho mùa đông của chú.
k. Qua bài đọc, em có suy nghĩ gì về việc bảo vệ rừng?
Học sinh trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.
l. Đặt câu nói về một sự việc được kể trong bài, trong đó có sử dụng trạng ngữ.
Gợi ý: Vào một ngày nọ, bạn nhỏ phát hiện ra một lỗ hủm được lá khô và rác che phủ.
2. Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Mỗi vùng, miền trên đất nước đều gắn với một loại cây đặc trưng: dừa ở Bến Tre, bàng vuông ở Trường Sa, phượng ở Hải Phòng,… Viết bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở.
Gợi ý:
* Mở bài: Giới thiệu loại cây muốn miêu tả.
* Thân bài:
– Tả bao quát:
+ Nhìn từ xa cây trông như thế nào? Liên hệ so sánh với sự vật khác.
+ Miêu tả hình dáng, chiều cao, màu sắc, phạm vi tỏa bóng.
– Tả chi tiết:
– Tả lần lượt từng bộ phận của cây (từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên):
+ Rễ cây có đặc điểm gì?
+ Gốc cây to hay nhỏ?
+ Chiều cao của thân cây, vỏ cây như thế nào?
+ Lá: Hình dáng, màu sắc thế nào? Tán lá có mấy tầng? Lá dày hay thưa?
+ Hoa: Màu sắc thế nào? Những nét đặc biệt về hình dáng hoa, các hoa là gì?
+ Quả (nếu có): Những nét đặc biệt về hình dáng, màu sắc của quả hoặc chùm quả là gì?
– Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây hoặc tả cây theo mùa:
+ Từng thời kì phát triển của cây: ra lá – trưởng thành – đơm hoa – đậu quả.
+ Tả đặc điểm của cây theo mùa: mùa xuân – mùa hạ – mùa thu – mùa đông.
– Tả cảnh vật hoặc các yếu tố liên quan đến đời sống của cây:
- Yếu tố tự nhiên: gió, sương, chim chóc,…
- Sinh hoạt của con người.
* Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về cây.
- Khẳng định giá trị, vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống.
b. Trong thế giới loài vật có nhiều loài có ích: chim sâu bảo vệ mùa màng, gà gáy sáng, vịt đẻ trứng,… Viết bài văn tả một con vật có ích mà em biết.
Gợi ý:
* Mở bài: Giới thiệu con vật định tả.
* Thân bài:
– Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật.
+ Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.
+ Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.
– Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
+ Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.
+ Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...
+ Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.
– Nói về những lợi ích của con vật.
* Kết bài: Trình bày tình cảm của người tả đối với con vật.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây