Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tiết 1 SVIP
TIẾT 1
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Chiều thu quê em
Nắng chiều mỏng manh sợi chỉ
Chuồn kim khâu lá trong vườn
Hoa chuối rơi như tàn lửa
Đất trời được ướp bằng hương.
Con chim giấu chiều trong cánh
Để rơi tiếng hót khi nào
Hoàng hôn say về chạng vạng
Lục bình líu ríu cầu ao.
Dòng sông mát lành tuổi nhỏ
Nước tung toé ướt tiếng cười
Con bò mải mê gặm cỏ
Cánh diều ca hát rong chơi.
Lúa bá vai nhau chạy miết
Dừa cầm gió lọt kẽ tay
Mây trốn đâu rồi chẳng biết
Chiều lo đến tím mặt mày!
Không gian lặn vào ngòi bút
Bé ngồi phác hoạ mùa thu
Quê hương hiện lên đậm nét
Buổi chiều rung động tâm tư.
Trương Nam Hương
- Chạng vạng: hơi mờ tối, khi mặt trời vừa mới lặn.
- Phác hoạ: vẽ những nét cơ bản, bước quan trọng nhất trước khi vẽ hoàn chỉnh bức tranh.
- Tâm tư: những điều đang suy nghĩ sâu kín trong lòng.
+ Phiếu số 1: Đọc đoạn từ đầu đến “rong chơi” và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào gợi tả vẻ đẹp thanh bình của khu vườn?
Gợi ý: Nắng chiều mỏng manh, chuồn kim khâu lá, hoa chuối rơi như tàn lửa, đất trời ướp bằng hương, chim giấu chiều trong cánh, lục bình líu ríu, nước ướt tiếng cười, con bò mải mê gặm cỏ, cánh diều ca hát rong chơi.
+ Phiếu số 2: Đọc đoạn từ đầu đến “rong chơi” và trả lời câu hỏi:
+ Phiếu số 3: Đọc đoạn từ “Dòng sông” đến hết và trả lời câu hỏi:
+ Phiếu số 4: Đọc đoạn từ “Dòng sông” đến hết và trả lời câu hỏi:
2. Trao đổi với bạn về một hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa có trong bài thơ mà em thích.
Gợi ý:
Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa. Trong đó, nhà thơ đã dùng từ ngữ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của mây, cụ thể “Mây trốn đâu rồi chẳng biết”. Phép nhân hóa này giúp hình ảnh mây trở nên sinh động, gần gũi, có nét tinh nghịch. Từ đó cũng gợi lên khung cảnh của buổi chiều nơi làng quê.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây