Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tính chất của tiếp tuyến, hai tiếp tuyến cắt nhau SVIP
Cho đường tròn (O) có bán kính OA = R, dây BC vuông góc với OA tại trung điểm M của OA.
a) Tứ giác OCAB là hình gì? Vì sao?
b) Kẻ tiếp tuyến với đường tròn tại B cắt OA tại E. Tính độ dài BE theo R.
Hướng dẫn giải:
a) Tứ giác OCAB là hình thoi vì có hai đường chéo vuông góc và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
b) Từ câu a) suy ra tam giác ABO vuông, có góc \(\widehat{O}=60^\circ.\)
\(BE=BO.\dfrac{BE}{BO}=BO.\tan60^\circ=R\sqrt{3}.\)
Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O) kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm).
a) Chứng minh rằng OA $\bot$ BC.
b) Vẽ đường kính CD. Chứng minh rằng BD//AO.
c) Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC biết OB = 2cm, OA = 4cm.
Hướng dẫn giải:
a) AB = AC và OB = OC nên OA là trung trực của đoạn BC, do đó OA $bot$ BC.
b) Chứng minh được BC $\bot$ BD nên BD // AO.
c) Tam giác vuông ABO có $\cos O = \dfrac12$ nên $\widehat{O} = 60^\circ$.
Từ đó chứng minh được tam giác $ABC$ đều, $AB = AO.\sin 60\degree = 4.\dfrac{\sqrt3}{2} = 2\sqrt3$ cm.
Cho đường tròn (O), dây AB khác đường kính. Qua O kẻ đường vuông góc với AB, cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn tại điểm C.
a) Chứng minh CB là tiếp tuyến của đường tròn.
b) Cho bán kính của đường tròn bằng 15cm, AB = 24cm. Tính độ dài OC.
Hướng dẫn giải:
a) Ta thấy OC là trung trực của AB nên ΔOAC = ΔOBC (c.c.c), duy ra góc OBC vuông. Do đó CB là tiếp tuyến của đường tròn.
b) AI = AB : 2 = 12 cm.
Tính được OI = 9 cm.
$OC = OA^2 : OI = 15^2 : 9 = 25$ cm.
Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Phân giác trong của góc B cắt AC tại I. Chứng minh rằng BC tiếp xúc với đường tròn (I ; IA).
Hướng dẫn giải:
Kẻ IH $\bot$ BC.
I thuộc phân giác góc ABC nên IH = IA, suy ra BC là tiếp tuyến của đường tròn (I ; IA).
Cho một điểm A ở ngoài đường tròn (O). Kẻ hai cát tuyến AMN và APQ tới đường tròn sao cho MN > PQ. Dựng đường tròn (O ; OA). Kẻ hai dây AD và AF của đường tròn lớn tiếp xúc với đường tròn nhỏ tại B và C. Cát tuyến AMN và cát tuyến APQ cắt đường tròn lớn ở E và H.
a) Chứng minh AD = AF;
b) Chứng minh AE > AH;
c) Chứng minh bốn điểm A, B, O, C cùng nằm trên một đường tròn;
d) So sánh $\widehat{OAE}$ và $\widehat{OAH}$.
Hướng dẫn giải:
a) AD và AF cách đều tâm O nên chúng bằng nhau.
b) Kẻ OI $\bot$ MN, OK $\bot$ PQ.
Trong đường tròn nhỏ, ta có: MN > PQ $\Rightarrow$ OI < OK.
(Dây lớn hơn thì gần tâm hơn)
Trong đường tròn lớn, OI < OK $\Rightarrow$ AE > AH.
(Dây gần tâm hơn thì lớn hơn)
c) A, B, O, C cách đều trung điểm AO.
d) $OI < OK\Rightarrow\frac{OI}{OA}<\frac{OK}{OA}$
$\Rightarrow \sin{\widehat{OAI}}< \sin{\widehat{OAK}} \Rightarrow \widehat{OAI}<\widehat{OAK} \Rightarrow \widehat{OAE}<\widehat{OAH}.$
Hướng dẫn giải:
Ta có: AE’ = AF’, BD’ = BF’, CD’ = CE’ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).
Suy ra
AE’ + AF’ = (AC + CE’) + (AB + BF’)
= (AC + CD’) + (AB + BD’) = AC + BC + AB = 2p.
Do đó: AE’ = AF’ = p.
Trên các cạnh BC và CD của hình vuông ABCD, lấy các điểm M và N sao cho chu vi tam giác MNC bằng nửa chu vi hình vuông. Tìm số đo góc MAN.
Hướng dẫn giải:
Gọi chu vi tam giác CMN bằng p.
Tìm ý tưởng: p = BC + CD, hệ thức này gợi cho ta đến tính chất của đường tròn bàng tiếp (xem bài 2). Ở đây là đường tròn bàng tiếp góc C của ΔCMN.
Gọi B’, D’ lần lượt là các tiếp điểm của đường tròn bàng tiếp góc C của ΔCMN với đường kéo dài cạnh CM, CN.
Ta đã có, CB’ = CD’ = $\frac{p}{2}$ = CB = CD $\Rightarrow$ B’ $\equiv$ B và D $\equiv$ D’. Do đó, tâm đường tròn bàng tiếp góc C của tam giác CMN là điểm A.
Từ đó, $\widehat{MAN}=\widehat{MAC}+\widehat{NAC}=\frac{1}{2}\left(\widehat{BAC}+\widehat{DAC}\right)={45}^\circ$.
Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Kẻ các tiếp tuyến Ax, By của nửa đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến Ax, By của nửa đường tròn. Qua điểm M tùy ý thuộc nửa đường tròn (M khác A và B) kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn cắt Ax, By theo thứ tự tại C và D. Chứng minh rằng:
a) \(\widehat{COD}=90^\circ.\)
b) \(CD=AC+BD.\)
c) Tích AC.BD không đổi khi M di chuyển trên nửa đường tròn.
Hướng dẫn giải:
Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có
a) \(\widehat{COD}=\dfrac{\widehat{O_2}}{2}+\dfrac{\widehat{O_3}}{2}=\dfrac{1}{2}\left(\widehat{O_1}+\widehat{O_2}+\widehat{O_3}+\widehat{O_4}\right)=\dfrac{1}{2}.180^\circ=90^\circ.\)
b) CD = CM + MD = CA + DB.
c) $AC.BD = MC.MD = OM^2$ (cố định).
Cho đường tròn $(O)$, điểm $A$ nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến $AM$, $AN$ với đường tròn ($M$, $N$ là các tiếp điểm).
a) Chứng minh \(OA\perp MN\).
b) Gọi I là giao điểm của $OA$ với $(O)$. Chứng minh $I$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $MNA$.
c) Góc $MAN$ bằng bao nhiêu độ để tứ giác $OMIN$ là hình thoi?
Hướng dẫn giải:
a) Tam giác MAN cân tại A có OA là tia phân giác nên nó cũng trùng với đường cao. Vì vậy \(OA\perp MN\).
b) Do AM, AN là hai tiếp tuyến cùng xuất phát từ một điểm nằm ngoài đường tròn nên AO là phân giác góc \(\widehat{MAN}\) và I là điểm chính giữa của cung MN. Từ đó ta có:
\(\widehat{NMI}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{NI}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{MI}=\widehat{IMA}\).
\(\Rightarrow\) IM là phân giác góc \(\widehat{NMA}\).
\(\Rightarrow\) I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MNA.
c) Nếu tứ giác OMIN là hình thoi thì \(OM=ON=MI=IN=R\).
Suy ra các tam giác OMI, ONI là tam giác đều. Vì vậy \(\widehat{MON}=\widehat{MOA}+\widehat{AON}=60^o+60^o=120^o\).
Suy ra \(\widehat{MAN}=180^o-\widehat{MON}=60^o\).
Ngược lại giả sử \(\widehat{MAN}=60^o\). Suy ra \(\widehat{MON}=180^o-\widehat{MAN}=120^o\).
Có OA là tia phân giác của góc MON nên \(\widehat{MOA}=\widehat{AON}=120^o:2=60^o\).
Suy ra các tam giác MOA, AON là tam giác đều hay tứ giác OMIN là hình thoi.
Vậy \(\widehat{MAN}=60^o\) thì tứ giác OMIN là hình thoi.
Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$, đường cao $AH$. Vẽ đường tròn tâm $A$, bán kính $AH$. Kẻ các tiếp tuyến $BD$, $CE$ với đường tròn ($D$, $E$ là các tiếp điểm khác $H$). Chứng minh rằng:
a) Ba điểm $D$, $A$, $E$ thẳng hàng.
b) $DE$ tiếp xúc với đường tròn đường kính $BC$.
Hướng dẫn giải:
a) Theo tính chất của hai của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có:
\(\widehat{DAB}=\widehat{BAH}\); \(\widehat{HAC}=\widehat{CAE}\).
Suy ra: \(\widehat{DAE}=\widehat{DAB}+\widehat{BAH}+\widehat{HAC}+\widehat{CAE}\)\(=2\widehat{BAH}+2\widehat{HAC}\)\(=2\widehat{BAC}=180^o\).
Do \(\widehat{DAE}=180^o\) nên DE là đường kính, suy ra D, E, A thẳng hàng.
b) Theo câu a: DE là đường kính đường tròn tâm A.
Có \(BD\perp DE,CE\perp DE\). Suy ra BD//CE.
Gọi O là trung điểm BC.
Vậy tứ giác BDEC là hình thang. Do O và A lần lượt là trung điểm của BC, DE nên OA là đường trung bình của hình thang BDEC.
Suy ra \(OA\perp DE\) mà \(OA=\dfrac{BC}{2}\) nên OA là bán kính của đường tròn đường kính BC.
Thế thì $DE$ tiếp xúc với đường tròn đường kính $BC$.
Cho tam giác $ABC$ cân tại $A$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Các tiếp tuyến của đường tròn vẽ từ $A$ và $C$ cắt nhau tại $M$. Trên tia $AM$ lấy điểm $D$ sao cho $AD = BC$. Chứng minh rằng:
a) Tứ giác $ABCD$ là hình bình hành.
b) Ba đường thẳng $AC$, $BD$, $OM$ đồng quy.
Hướng dẫn giải:
a) Có:
\(\widehat{MAC}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{AC}\), \(\widehat{ACB}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{AB}.\)
Mà \(sđ\stackrel\frown{AB}=sđ\stackrel\frown{AC}\)
Vì vậy AD = BC và AD//BC nên tứ giác ABCD là hình bình hành.
b) Theo tứ giác ABCD là hình thành nên BD và AC cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau thì \(MA=MC\) và OM là tia phân giác góc AMC.
AM = MC nên tam giác AMC cân tại M và MO là tia phân giác của tam giác AMC nên OM cũng đi qua trung điểm của AC.
Suy ra ba đường thẳng AC, BD, OM đồng quy.