Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (Phần 2) SVIP
Ở vùng Manchester nước Anh, trước năm 1848, khi môi trường chưa bị ô nhiễm, thân cây bạch dương có màu trắng và quần thể bướm sâu đó sống trên thân cây chủ yếu là các cá thể màu sáng, chỉ một vài cá thể màu sẫm. Từ năm 1848 trở đi, khi môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi than, thân cây bạch dương chuyển màu sẫm. Khoảng 50 năm sau, số lượng cá thể màu sẫm chiếm khoảng 98% trong quần thể. Biết rằng, tính trạng màu sắc thân bướm do một gene có 2 allele trội lặn hoàn toàn quy định. Cho các sự kiện sau đây:
1. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các cá thể màu sẫm có ưu thế thích nghi.
2. Các cá thể màu sẫm ngày càng tăng số lượng, hình thành quần thể thích nghi.
3. Thông qua sinh sản, các allele đột biến được nhân lên và kiểu hình biến dị phát tán trong quần thể.
4. Trước năm 1848, trong quần thể bướm đã phát sinh đột biến gene quy định kiểu hình màu sẫm.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Trả lời: .
Khi nói về đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là không chính xác?
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu DDT tới hai nhóm quần thể muỗi khác nhau, người ta thu được kết quả như bảng dưới đây. Biết rằng một trong hai quần thể muỗi là quần thể mang gene đột biến kháng DDT.
Môi trường không có DDT | Môi trường có DDT | |
Quần thể 1 | Sinh trưởng nhanh | Sinh trưởng chậm/chết |
Quần thể 2 | Sinh trưởng chậm | Sinh trưởng nhanh |
a) Quần thể 2 là quần thể mang gene đột biến. |
|
b) Gene đột biến gây chết trong điều kiện môi trường không có DDT. |
|
c) Gene đột biến kháng thuốc DDT là gene trội. |
|
d) Để tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh cần tăng liều lượng sử dụng DDT. |
|
Màu xanh của sâu ăn lá là đặc điểm thích nghi có được nhờ
Qua nghiên cứu, người ta thấy các quần thể ruồi đột biến kháng thuốc trừ sâu phát triển mạnh trong môi trường có thuốc trừ sâu, trong môi trường không có thuốc trừ sâu thì chúng có sức sống kém hơn ruồi bình thường không đột biến. Kết luận nào sau đây là chính xác khi nói về thông tin trên?
Từ một quần thể bọ rùa ban đầu, người ta đã chia ra thành các nhóm quần thể và đưa vào các môi trường sống khác nhau. Sau một thời gian, tiến hành phân tích thành phần kiểu gene của các quần thể đó và thu được kết quả như bảng sau.
Quần thể ban đầu | 1AA : 1aa |
Quần thể 1 | 3AA : 1Aa |
Quần thể 2 | 5AA : 2Aa : 1aa |
Quần thể 3 | 4AA : 3Aa : 1aa1 |
Biết rằng allele A trội hoàn toàn so với allele a và allele a1; quần thể giao phối ngẫu nhiên.
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Allele a1 xuất hiện ở quần thể 3 có thể đã được tạo ra nhờ nhân tố dòng gene. |
|
b) Quần thể 2 có độ đa dạng di truyền cao nhất. |
|
c) Allele A có xu hướng thích nghi tốt hơn allele a. |
|
d) Nếu đột ngột thay đổi yếu tố chọn lọc tự nhiên trên các quần thể thì quần thể 1 sẽ có khả năng sống sót cao nhất. |
|
Cho các quần thể của cùng một loài có thành phần kiểu gene như sau.
Quần thể 1: 100% Aa.
Quần thể 2: 1AA : 2Aa.
Quần thể 3: 1AA : 2Aa : 1aa.
Quần thể 4: 100% AA.
Quần thể 5: 1Aa : 4aa.
Biết rằng các allele trội lặn hoàn toàn. Quần thể có độ đa dạng di truyền cao nhất là quần thể số mấy?
Trả lời: .
Ví dụ nào sau đây thể hiện nhân tố tiến hóa phiêu bạt di truyền?
Tinh tinh (2n = 48) và người (2n = 46) là hai loài được chứng minh là có chung một nguồn gốc tổ tiên. Khi nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể của người, người ta nhận thấy nhiễm sắc thể số 2 của người là sự kết hợp của hai nhiễm sắc thể tâm mút trong bộ nhiễm sắc thể của tinh tinh, tạo thành một nhiễm sắc thể tâm giữa. Sự khác biệt này đã góp phần tách loài người ra thành một giống loài mới từ loài tổ tiên chung với tinh tinh. Cơ chế hình thành nên sự khác biệt này là
Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n = 120, là loài cỏ có nguồn gốc hình thành từ hai loài cỏ gốc châu Âu (2n = 50) và loài cỏ gốc châu Mĩ (2n = 70). Nhiều khả năng loài cỏ Spartina này được hình thành từ con đường
Cho các điều kiện sau.
a. Có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh.
b. Có khả năng sinh sản bình thường.
c. Đời con sinh ra là hữu thụ.
d. Các cá thể ở đời con sinh ra phải có sức sống và sức sinh sản như nhau.
e. Có sự cách li sinh sản với nhóm quần thể khác.
f. Không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.
Nhóm các quần thể phải thỏa mãn bao nhiêu điều kiện trong số các điều kiện trên thì được coi là một loài sinh học?
Trả lời: .
Khi quan sát sinh vật trong tự nhiên, Darwin nhận thấy trên quần đảo Galapgos có một số loài chim sẻ Geospiza mang một số đặc điểm về hình dạng và kích thước mỏ khác nhau. Loài G. magnirostris (chim sẻ đất lớn) ăn hạt có mỏ lớn, ngắn và dày; loài G. conirostris (chim sẻ lớn ăn xương rồng) ăn chồi và hoa xương rồng có mỏ lớn, dài và dày; loài G. parvula (chim sẻ cây nhỏ) ăn sâu bọ, hạt và quả có mỏ nhỏ, ngắn và dày; loài G. olivacea (chim chích xanh) ăn sâu bọ có mỏ nhỏ, dài và mảnh. Cho các sự kiện sau đây:
1. Các thệ hệ chim dần thích nghi với các loại thức ăn khác nhau, hình thành các đặc điểm mỏ khác nhau.
2. Quần thể chim di cư lựa chọn nguồn thức ăn khác nhau tùy theo điều kiện sống trên đảo.
3. Loài sẻ tổ tiên di cư sang các đảo khác nhau trên quần đảo Galapgos.
4. Sự tích lũy các đặc điểm biến dị dẫn tới cách li sinh sản giữa các quần thể và hình thành nên loài mới.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện trên theo trình tự của quá trình hình thành loài mới.
Trả lời: .
Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây là không chính xác?
Trong cơ chế hình thành loài, cách li địa lí có vai trò hạn chế sự
Trong cơ chế hình thành loài, nhân tố trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật là
Quá trình nào sau đây luôn gắn liền với quá trình hình thành loài mới?
Trong các tác động sau, chọn lọc tự nhiên có bao nhiêu tác động đối với quá trình hình thành loài?
a. Tạo nên các quần thể thích nghi.
b. Tích lũy những đột biến và biến dị theo các hướng ngẫu nhiên.
c. Trực tiếp gây ra những biến đổi kiểu hình trên sinh vật.
d. Thúc đẩy sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể.
e. Phân hóa vốn gene của quần thể để phù hợp với môi trường.
Trả lời: .
Hai quần thể cỏ A và B sinh trưởng ở hai bên bờ sông. Vào mùa lũ (khoảng tháng 9 – tháng 10 trong năm), nước sông dâng cao làm hạn chế khả năng sinh sản. Để thích nghi với môi trường sống, quần thể A chỉ ra hoa và kết quả vào tháng 7 – tháng 8, trong khi quần thể B chỉ ra hoa và kết quả vào tháng 11 – 12. Theo thời gian, hai quần thể trên không còn có dạng lai. Đây là ví dụ hình thành loài mới bằng
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây