Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt (Trợ từ) SVIP
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TRỢ TỪ
I. Nhận biết trợ từ
- Trợ từ có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ mà nó đi kèm. Ví dụ: cả, ngay, chính,…
Ngay lần đầu gặp gỡ, tôi và thằng Lai-ca đã sung sướng nhìn nhau như thể nhìn vào gương.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bê-tô)
Trợ từ ngay nhấn mạnh thời điểm “lần đầu gặp gỡ” của “tôi” và Lai-ca.
- Trợ từ có tác dụng biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ mà nó đi kèm. Ví dụ: những, chỉ, có,…
Chỉ sau dăm đêm, dải cát nổi giữa sông chìm vào trong nước đỏ.
(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)
Trợ từ chỉ biểu thị thái độ đánh giá của người viết: thời gian dải cát nổi giữa sông chìm vào dòng nước đỏ là rất nhanh (dăm đêm).
II. Luyện tập
1. Tìm trợ từ trong các câu sau và nêu tác dụng của việc sử dụng trợ từ ở từng trường hợp:
a. Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con ngươi.
(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)
b. Nhưng chỉ có cách làm vậy và phải thật nhanh.
(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)
c. Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng không nhìn thấy.
(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)
2. Trong những từ in đậm ở các cặp câu dưới đây, từ nào là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ? Vì sao?
a. – Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.
(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)
– Nó mua những tám quyển truyện.
b. – Nó đoán ngay chuyện gì đã xảy ra.
(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)
– Nhà tôi ở ngay cạnh trường.
c. – Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!
(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)
– Mùa đông sắp đến rồi.
3. Trong đoạn trích sau, trợ từ cả được lặp lại nhiều lần. Cho biết tác dụng của việc lặp lại trợ từ này.
Sau khi lão Toa đi rồi, Phi Châu phải mất hàng giờ để tìm Hàng Xén. Nhưng chẳng thấy. […]
Cậu hỏi thăm những người qua đường. Và mọi người trả lời cậu rằng:
– Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!
Cậu hỏi cả những đứa trẻ trạc tuổi cậu:
– Các bạn có nhìn thấy một con lạc đà một bướu có đôi mắt mơ màng không?
[…] Cậu hỏi cả những con lạc đà:
– Một chú lạc đà một bướu to như đồi cát ấy!
[…] Và tất nhiên cậu hỏi cả những người mua lạc đà:
– Một chú lạc đà một bướu rất đẹp màu cát mà bác lái buôn Toa đã bán đi…
(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)
4. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về một nhân vật, sự việc hoặc chi tiết mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói, đoạn văn có sử dụng ít nhất một trợ từ.
* Hướng dẫn:
- Nhiệm vụ: Viết một đoạn văn với dung lượng khoảng 5 - 7 câu.
- Nội dung của đoạn văn: Trình bày cảm nhận về một nhân vật, sự việc hoặc chi tiết mà học sinh ấn tượng trong văn bản Mắt sói.
- Trong đoạn văn có ít nhất một trợ từ.
- Các bước: chọn nhân vật, sự việc hoặc chi tiết em ấn tượng; viết nháp một vài từ ngữ mô tả đặc điểm nổi bật của nhân vật, sự việc hoặc chi tiết; tìm một số từ ngữ nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về nhân vật, sự việc hoặc chi tiết; diễn đạt thành một đoạn văn. Khi viết đoạn văn, cần chú ý sử dụng trợ từ, gạch dưới trợ từ đã sử dụng trong đoạn văn.
Chính sự chân thành, tinh tế của Phi Châu đã giúp cậu và Báo trở thành đôi bạn thân thiết. Phi Châu đã có một cuộc trò chuyện với Báo. Cậu khen ngợi Báo là "một tay săn tuyệt vời", "chạy nhanh hơn bất kể loài thú nào". Phi Châu còn hiểu được Báo cần một người bạn, và cậu sẵn sàng trở thành người bạn đồng hành cùng Báo. Cậu muốn Báo cùng chăn cừu với mình. Hơn ai hết, với tình cảm yêu thương dành cho động vật, tâm hồn trong sáng, Phi Châu hiểu con vật đang đứng trước mặt mình một cách sâu sắc.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây