Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần SVIP
Thực hành tiếng Việt:
Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần
I. LÍ THUYẾT
- Biện pháp tu từ chơi chữ: là biện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) khai thác nét đặc sắc về mặt ngữ âm, chữ viết, ngữ nghĩa của các từ ngữ để tạo nên sự bất ngờ, làm cho câu nói dí dỏm, hài hước và thú vị,... Chơi chữ thường được sử dụng trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày và trong văn chương, đặc biệt là trong thơ trào phúng, tục ngữ, ca dao, câu đối, câu đố.
- Các lối chơi chữ thường gặp là:
+ Dùng từ ngữ đồng âm.
Ví dụ: "Ruồi đậu mâm xôi đậu - Kiến bò đĩa thịt bò." (Câu đối).
+ Dùng lối nói trại âm (gần âm).
Ví dụ: "Sánh với Na-va "ranh tướng" Pháp/ Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương." (Tú Mỡ).
+ Dùng cách điệp âm.
Ví dụ: "Mênh mông muôn mẫu một màu mưa/ Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ." (Tú Mỡ).
+ Dùng lối nói lái.
Ví dụ: "Kiển tố vừa đố vừa giảng."
+ Dùng từ đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa để tạo ra nhiều cách hiểu.
Ví dụ: "Còn trời, còn nước, còn non/ Còn cô bán rượu, anh còn say sưa." (Ca dao).
+ Sử dụng các tiếng hay từ chỉ những sự vật có quan hệ gần gũi với nhau (cùng trường nghĩa).
Ví dụ: "Con trai Văn Cốc, lên dốc bắn cò, đứng lăm le, cười khanh khách./ Con gái Bát Tràng, bán hàng thịt ếch, ngồi chầu chẫu, nói ương ương." (Câu đối).
- Biện pháp tu từ điệp thanh: là biện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) dùng lặp lại nhiều lần một kiểu thanh điệu ở các âm tiết nhằm tạo âm hưởng nhất định cho câu thơ, câu văn và nhấn mạnh vào một nghĩa nào đó.
Ví dụ: "Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi." (Xuân Diệu).
Trong ví dụ trên, tác giả đã lặp lại thanh bằng ở tất cả các âm tiết trong hai dòng thơ tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, chậm rãi; miêu tả trạng thái lâng lâng của tâm hồn.
- Biện pháp tu từ điệp vần: là biện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) dùng lặp lại một vần ở các âm tiết đứng gần nhau nhằm tạo âm hưởng, vần điệu nhất định cho câu thơ, câu văn và nhấn mạnh vào một nghĩa nào đó.
Ví dụ: "Anh dắt em vào cõi Bác xưa/ Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa." (Tố Hữu).
Trong ví dụ trên, tác giả lặp lại vần "ăng" ở (có âm mũi ng gây ấn tượng vang) ở hai âm tiết đứng liền nhau (trắng, nắng) trong dòng thơ thứ hai tạo nên hình ảnh những chùm hoa nối tiếp nhau đung đưa dưới nắng; miêu tả sinh động khung cảnh tươi đẹp, thanh bình nơi Bác Hồ từng sống và làm việc.
II. THỰC HÀNH
1. Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong những câu dưới đây. Chỉ rõ lối chơi chữ trong mỗi câu và tác dụng của chúng.
a. Bán rượu, bán chè, không bán nước.
Buôn trăm, buôn chục, chẳng buôn quan.
(Câu đối)
Tác dụng: Lối chơi chữ gợi nên sự hài hước nhưng không kém phần khéo léo, tế nhị khi nhắc đến tình yêu quê hương đất nước và lối sống thanh cao không mua quan bán tước.
b.
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
(Nguyễn Du)
Tác dụng: qua biện pháp chơi chữ, tác giả đã thể hiện được thái độ chua xót khi tài năng của con người lại có thể trở thành tai họa.
c.
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)
2. Năm 1946, khi được nhà thơ Hằng Phương biếu một gói cam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm thơ để cảm ơn bà như sau:
Cảm ơn bà biếu gói cam (1)
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận ngày cam (2) lai?
Hãy chỉ ra lối chơi chữ được sử dụng trong bài thơ trên và phân tích tác dụng của lối chơi chữ đó.
- Cam (1) : Chỉ trái cam.
- Cam (2) : Ngọt, sướng. (Xuất phát từ thành ngữ: khổ tận cam lai. Nghĩa là: hết khổ đến sướng.)
3. Phân tích cách chơi chữ trong bài thơ dưới đây: chỉ ra các từ ngữ được tác giả dùng để chơi chữ và sự tài tình trong việc sử dụng những từ ngữ đó.
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
Thẹn đèn hổ lửa, đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm, rát cổ cha.
mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu vết roi tra.
Từ nay Trâu, Lỗ xin chăm học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
(Lê Quý Đôn)
- Bài thơ sử dụng một loạt từ chỉ tên những loại rắn như: liu điu, rắn đầu, hổ lửa, mai gầm, ráo (rắn ráo), lằn (thằn lằn), trâu (hổ trâu), hổ mang.
- Đồng thời tác giả dùng những từ đồng âm:
+ liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ)
+ rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ); cũng có nghĩa chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): cứng rắn, cứng cổ.
+ hổ lửa: chỉ tên một loài rắn (danh từ), hổ còn nghĩa cảm thấy mình thật kém cỏi (danh từ) như xấu hổ, hổ lòng.
+ ráo: là tên một loài rắn (danh từ), ráo còn có nghĩa là khô, không bị ngập nước, ráo mép (tính từ)
4. Tìm các biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần trong những câu dưới đây. Chỉ ra tác dụng của chúng.
a.
Đoạn trường thay lúc phân kì,
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.
(Nguyễn Du)
Hai câu thơ sử dụng điệp vần: âp - ênh (khấp khểnh - gập ghềnh)
b.
Tài cao phận thấp chí khí uất,
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
(Tản Đà)
c. Bác đi... Di chúc giục lòng ta
Cho cả muôn đời một khúc ca.
(Tố Hữu)
Đoạn thơ sử dụng biện pháp điệp vần: i (đi - di), uc (chúc - giục - khúc), a (ta - cả - ca).
Phép điệp vần tạo ra sự kính trọng dành cho Bác Hồ và thể hiện nỗi xót thương, đau buồn trước sự ra đi của Bác. Đồng thời biện pháp còn tăng thêm tính nhạc, thêm vần điệu cho đoạn thơ.
d.
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
(Tố Hữu)
- Tác dụng: Phép điệp vần kết hợp với điệp thanh trong bài thơ tạo ra âm hưởng nhẹ nhàng, êm ái cho đoạn thơ. Đồng thời nó gợi ra khung cảnh thiên nhiên trữ tình, nên thơ, sắc trắng như trải dài ra vô tận.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây