Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Thực hành tiếng Việt: Lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa SVIP
I. Lý thuyết
Câu hỏi:
@205031565363@
II. Thực hành
1. Trong vở kịch Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ (Sếch-xpia), nhân vật Sai-lốc cho An-tô-ni-ô vay 3 000 đuy-ca không tính lãi với điều kiện: “Sau ba tháng, nếu người vay không hoàn trả số tiền đúng ngày và nơi quy định thì người cho vay sẽ được quyền lấy một cân thịt trên cơ thể người vay.”. Theo em, lời giao ước ấy mắc lỗi gì khiến Sai-lốc phải chịu thua trước lập luận sắc bén của Poóc-xi-a?
Câu hỏi:
@205031566761@
2. Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó.
a. Anh ta mở khoá, ngồi vào ghế, khởi động xe, mở cửa và lên đường.
– Câu trên mắc lỗi lô gích, vì diễn tả những hành động diễn ra theo trình tự không nhất quán với nhau.
Câu hỏi:
@205031567738@
– Ta có thể sửa lại câu văn trên như sau: Anh ta mở khoá, ngồi vào ghế, khởi động xe, đóng cửa và lên đường.
b. Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,... để chứng minh rằng tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.
– Câu văn này mắc lỗi lô gích vì liệt kê những đối tượng không nhất quán với nhau. Đó là trong hệ thống tên các tác giả trung đại, người viết lại đề cập đến tên của tác phẩm "Truyện Kiều". Để sửa câu này, ta có thể sửa như sau: Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,... để chứng minh rằng tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.
c. Ngồi đây suốt buổi sáng mà tôi chỉ câu được vô số con cá chép, thật phí công.
Câu hỏi:
@205031568686@
– Ta có thể sửa câu văn trên như sau: Ngồi đây suốt buổi sáng mà tôi chỉ câu được một vài con cá chép, thật phí công.
d. Từ trong tù, U-thát tiếp tục kêu vô tội. Vậy, ai đã nói dối? Kẻ nào đã bỏ thuốc độc vào chén trà của hoàng thân? Khi tất cả vụ việc này kết thúc, Cha-la-sai tuyên bố sẽ kết hôn với chàng U-thát của mình.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)
– Đoạn văn này mắc lỗi dùng từ vì nó khiến cho đoạn văn trở nên mơ hồ, không rõ ý của người nói, người viết. Ta có thể sửa đoạn văn này như sau: Từ trong tù, U-thát tiếp tục kêu vô tội. Cha-la-sai nghĩ ngợi mãi về vụ hạ độc ấy. Vậy, ai đã nói dối? Kẻ nào đã bỏ thuốc độc vào chén trà của hoàng thân? Khi tất cả vụ việc này kết thúc, Cha-la-sai tuyên bố sẽ kết hôn với chàng U-thát của mình.
3. Phân tích tính mơ hồ của những câu dưới đây. Hãy sửa lại để mỗi câu chỉ có một cách hiểu.
a. Đây là dung dịch độc nhất.
– Từ "độc" có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: độc hại, độc đáo, độc lạ,... nên có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau như:
+ Đây là dung dịch độc hại nhất.
+ Đây là dung dịch độc lạ nhất.
– Ta có thể sửa câu văn trên bằng cách thêm từ ngữ phù hợp vào câu: Đây là dung dịch độc hại nhất.
b. Áp dụng phương pháp học tập mới là quan trọng.
Câu hỏi:
@205031569478@
– Câu này có thể sửa như sau: Áp dụng phương pháp học tập là điều quan trọng.
c. Cả nhà hát say sưa theo ca sĩ.
– Cụm từ "cả nhà hát" là cụm từ khiến cho câu trở nên mơ hồ, không rõ ý, vì nó dẫn đến các cách hiểu khác nhau:
+ Cả nhà ngồi hát say sưa theo ca sĩ.
+ Cả nhà hát (không gian diễn ra buổi biểu diễn) say sưa theo ca sĩ.
– Câu này chúng ta có thể sửa như sau: Cả nhà đang ngồi hát say sưa theo ca sĩ.
d. Trong trận đấu bóng, hàng trăm người xem đánh nhau.
Câu hỏi:
@205031570547@
4. Khảo sát và viết báo cáo kết quả khảo sát về lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ trên một hoặc một số trang báo điện tử.
– HS tìm một số trang báo điện tử mắc lỗi và tiến hành viết báo cáo.
– Mẫu báo cáo tham khảo:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây