Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành đọc hiểu: Mục đích của việc học SVIP
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC
Nguyễn Cảnh Toàn
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn
- Sinh ngày: 28 - 9 -1926, mất ngày 8 - 2 - 2017.
- Ông là một Giáo sư Toán học Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Đồng thời ông cũng từng là thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam, phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm.
- Là người luôn có tinh thần tự học, có tình yêu khoa học lớn lao dành cho khoa học.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Đó là vào những năm đầu thế kỉ XXI, những thách thức lớn đang được đặt ra đối với nền giáo dục của nước ta. Thế hệ trẻ, nhất là học sinh, sinh viên phải cố gắng nỗ lực rất nhiều, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cần thiết để trở thành công dân toàn cầu, sống thực sự có ý nghĩa và hạnh phúc.
- Văn bản thuộc thể loại văn nghị luận.
- Vấn đề nghị luận của văn bản đã thể hiện ý nghĩa của việc học suốt đời là vô cùng quan trọng để bước vào thế kỉ XXI, khi muốn trở thành công dân toàn cầu.
II. Khám phá văn bản
1. Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng
* Luận điểm:
- Học để hiểu.
- Học để làm.
- Học để hợp tác, cùng chung sống.
- Học để làm người.
Luận điểm | Lí lẽ, bằng chứng | Nhận xét |
Học để hiểu |
- Học - hiểu là học cách tư duy để tạo ra cho mình năng lực tư duy. - Trong bối cảnh diễn ra cách mạng thông tin và sự bùng nổ thông tin, nếu học chỉ là tiếp thu, ghi nhớ kiến thức thì không thể nào đáp ứng nổi tình hình kiến thức mới nảy sinh dồn dập và tăng nhanh. - Học - hiểu là học cách học, cách tự học, tự nghiên cứu, tự mình tìm ra kiến thức bằng hành động và thao tác tư duy của chính mình. - Học - hiểu là học cách học để tạo ra cho mình năng lực tự học và thói quen tự học suốt đời. - Khối lượng kiến thức của loài người mênh mông như biển cả, không ai có thể học để hiểu hết được. Chỉ có thể học một cơ sở văn hóa chung đủ rộng, học để hiểu là đi vào kiến thức chuyên sâu, kiến thức ngành nghề trên cơ sở vốn văn hóa cơ bản. - Mối quan hệ giữa học và hiểu: Học để hiểu, hiểu để học. Hiểu vừa là mục đích, vừa là cách học. - Học - hiểu là học cả cách tư duy và cách nhớ, làm cho trí nhớ ngày càng bền vững và tư duy ngày càng sắc bén. Bằng chứng: "Hãy học phương pháp chứ đừng học dữ liệu." (Ti-ơ-ri Gô-đanh - Thierry Gaudin). Học - hiểu là học cách học để tạo ra cho mình năng lực tự học và thói quen tự học suốt đời. |
Tính đến những thay đổi nhanh chóng do tiến bộ khoa học và những hình thức mới từ hoạt động kinh tế và xã hội mang đến, mục đích học để hiểu là nhằm học cách học, cách tư duy và cách nhớ, tạo ra cho mình năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực làm việc sâu về một số lĩnh vực hẹp trên cơ sở văn hóa cơ bản. |
Học để làm |
- Học làm, học chữ quyện lấy nhau. Và làm dần dần trở thành biết làm, muốn làm và cuối cùng muốn tồn tại và phát triển bền vừng, tức là tự tạo ra cho mình tay nghề và việc làm. - Học giúp con người có được năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, tự đào tạo để có thể thích nghi kịp thời với thị trường việc làm. - Mối quan hệ giữa học và làm: Học để làm. Làm để học. Làm vừa là mục đích vừa là cách học. Vừa làm vừa học hay vừa học vừa làm, học xen kẽ với làm. Bằng chứng: "Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy." (Hồ Chí Minh). "Cách tốt nhất để hiểu là làm." (Can-tơ - Kant). "Suy nghĩ gắn với hành động." (Pi-a-giê - Piaget). |
Vừa làm vừa học hay vừa học vừa làm, học xen kẽ với làm, học lí thuyết kết hợp với lao động thực tiễn, đó là một đặc trưng cơ bản của việc học suốt đời trong một xã hội học tập. |
Học để hợp tác, cùng chung sống |
- Thật sự tự đặt mình vào địa vị người khác mới có thể hiểu rõ các tác động qua lại khách quan, mới tôn trọng những giá trị đa phương, đa dạng của con người thuộc các dân tộc và có thái độ hợp tác, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau để có thể cùng chung sống với nhau. - Hiểu người khác nói rộng ra là phải hiểu thế giới tốt hơn, một thế giới còn tồn đọng biết bao xung đột và căng thẳng do lịch sử để lại, do hiện tại đặt ra. - Mối quan hệ giữa học và hợp tác: Học để hợp tác. Học tác để học. Hợp tác vừa là mục đích vừa là cách học. Học cá nhân phải kết hợp với học nhóm hay thảo luận lớp. Học cá nhân đi đôi với học hợp tác. |
Học - hiểu, Học - làm, Học - hợp tác là ba mặt của một tổng thể đan xen lẫn nhau, quyện vào nhau nhằm tạo ra những năng lực cơ bản như năng lực tư duy, năng lực phát hiện, hợp tác và giải quyết vấn đề, năng lực tự học,... và tổng hòa năng lực đó thành nhân cách: Học để làm người. |
Học để làm người |
- Phát triển đầy đủ nhất tiềm năng sáng tạo của chủ thể cùng với toàn bộ sự phong phú và phức tạp của nhân cách con người. - Học là tự hiểu mình, khám phá ra "Mình là ai?" thông qua một hành trình nội tại bao gồm cả "học - hiểu - làm - hợp tác" cả học tri thức, cách học, cách tư duy, cách hợp tác, cách giải quyết vấn đề cùng với cách tự kiểm tra, tự đánh giá. Bằng chứng: "Học, học nữa, học mãi." (Lê-nin - Lenin) |
Học để làm người. Làm người phải học. Học suốt đời. |
* Cách sắp xếp luận điểm: Tác giả đã sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lý, mạch lạc, rõ ràng. Ở mỗi luận điểm đều có những lí lẽ, bằng chứng phù hợp.
Tác giả sắp xếp các luận điểm theo thứ tự từ cơ bản đến phức tạp, từ căn bản, gốc rễ đến khó hơn. Không nên thay đổi thứ tự đó vì phải bắt đầu tuần tự từ bước cơ bản nhất mới tạo ra một con người có đầy đủ các năng lực đáp ứng xu thế thời đại.
2. Giá trị nội dung
- Từ những luận điểm, bằng chứng, lí lẽ trên, tác giả muốn khẳng định việc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thế nhưng học phải có mục đích, phải hướng tới những giá trị cốt lõi.
- Điều đó rất đúng trong bối cảnh xã hội ngày nay khi con người có xu thế toàn cầu hóa, hội nhập với các nước trên thế giới.
3. Giá trị nghệ thuật
Sức hấp dẫn của văn bản nằm ở các yếu tố:
- Hệ thống luận điểm chặt chẽ, mạch lạc.
- Các lí lẽ và dẫn chứng đưa ra thuyết phục.
- Tính thời sự, cập nhật xu thế chung của thế giới.
Chẳng hạn: Trong phần nói về mục đích của việc học là “Học để làm”, tác giả đã dẫn ra những phát biểu của các nhà tư tưởng lớn như Hồ Chí Minh, Kant, Piaget nhằm tăng tính thuyết phục, tin cậy cho luận điểm của mình.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây