Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành đọc hiểu: Dế Chọi SVIP
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: DẾ CHỌI
(Bồ Tùng Linh)
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả Bồ Tùng Linh:
- Sinh năm 1640, mất năm 1715.
- Là nhà văn người Trung Quốc.
- Ông có các sáng tác trong cả thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn.
- Các tác phẩm tiêu biểu của ông để lại ấn tượng với người đọc như: Liêu Trai thi tập, Liêu Trai văn tập, Liêu Trai chí dị,...
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Văn bản trích trong tập truyện Liêu Trai chí dị.
- Liêu Trai chí dị là tập sách gồm gần 500 truyện. Nội dung khai thác từ những câu chuyện dân gian và những truyện có yếu tố kì lạ, hoang đường của một số tác giả thời trước. Trong đó, tác giả mượn truyện về thần tiên, ma quỷ, các loài vật để phê phán mạnh mẽ nền chính trị và những thói hư tật xấu của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.
- Tóm tắt: Đời Tuyên Đức nhà Minh, trong cung rất chuộng trò chơi chọi dế cho nên hàng năm, dân gian phải dâng nộp dế cho vua. Ở đất Thiểm Tây, viên quan tỉnh thích trò chọi dế nên đòi cung tiến thường xuyên. Năm đó, có anh lí chính tên Thành, không muốn sách nhiễu dân nên tự mình tìm dế nộp thay. Nhưng ngày qua ngày, không bắt được con nào có thể mang đi chọi, bản thân thì phải chịu đòn trăm gậy. Trong thôn có cô đồng gù mới đến, vợ Thành chạy tiền để bói. Nhờ hình vẽ của cô đồng mà Thành tìm được đến nơi có con dế vô cùng to khỏe. Nhưng sau đó, con trai Thành vô tình làm chết con dế. Sợ cha trách phạt, nó khóc lóc bỏ đi. Khi vợ chồng Thành tìm thấy thì phát hiện xác con ở dưới giếng, mang về định liệm thì đến nửa đêm con Thành sống lại, chưa chết mà còn thoi thóp thở. Sáng hôm sau, bỗng bên ngoài có con dế nhỏ xuất hiện, Thành bắt về nuôi và đem đi chọi thử, không ngờ con dế nhỏ ấy lại thắng mọi con dế to khỏe khác. Thành mừng quá đem dâng quan. Nhờ con dế nhỏ đó mà vua rất hài lòng. Nửa năm sau, con trai cũng bình phục trở lại, kể rằng mình đã hóa thành con dế ấy. Quan tỉnh biết chuyện, đem thưởng cho gia đình Thành bao nhiêu vinh hoa phú quý.
II. Khám phá văn bản
1. Cốt truyện
- Vua quan ham chọi dế, bắt người dân phải cống nạp hàng năm.
- Thành là lí dịch, không muốn sách nhiễu dân nên tự mình tìm dế.
- Vì không có dế đúng hạn nên bị quan quân đánh bầm dập.
- Nhờ bà đồng, Thành đã tìm được một con dế to khỏe.
- Con Thành làm chết con dế, sợ quá nhảy xuống giếng và chết.
- Hồn con Thành nhập vào con dế lạ.
- Thành đem con dế nộp cho quan dâng lên vua.
- Vua vui mừng vì con dế khỏe, chọi đâu thắng đấy.
- Gia đình Thành được ban thưởng nhiều vinh hoa phú quý.
- Con Thành tỉnh lại, kể lại việc hóa dế.
2. Không gian, thời gian
- Thời gian: thời Tuyên Đức
Các từ ngữ chỉ thời gian: chưa đầy một năm, qua hơn 10 ngày, lát sau, nửa đêm, hôm sau...
=> Nhận xét: Đây là thời gian lịch sử, cụ thể, gắn với quá trình tìm dế.
- Không gian: gắn với sinh hoạt của các nhân vật, cụ thể:
+ Không gian làng quê: Nhà tranh bặt khói; một chú dế núp dưới gốc gai; ngoài chợ; nơi tường đổ, bờ hoang, bãi cỏ; ở đó có một ngôi mộ cổ trên gò cây cỏ um tùm; đá lởm chởm rất giống hình vẽ; trong nhà, buồng kín che mành, cửa bày hương án.
+ Không gian cung đình: Trong cung rất chuộng trò chơi chọi dế, hằng năm bắt dân gian cung tiến
3. Nhân vật Thành
a. Hoàn cảnh
- Đã là một đồng sinh nhưng không theo học tiếp.
- Bị ép phải giữ chân chức dịch trong làng.
- Làm chưa đầy một năm đã trở nên khánh kiệt.
- Quan tỉnh bắt Tri huyện Thiểm Tây phải dâng nộp thường xuyên dế để chọi. Tri huyện đòi lí trưởng phải cung ứng. Thành thương dân chúng, tự mình tìm dế để nộp, nhưng dế tốt lại khan hiếm, giá trị leo thang, bọn lí dịch sách nhiễu dân chúng, Thành không nộp được dế đúng hạn nên bị đánh.
b. Phẩm chất
c. Tác động của tục chọi dế
Trước khi có dế | Sau khi có dế |
+ Gia đình nghèo khổ, điêu đứng. + Con trai làm sổng con dế, sợ hãi nhảy xuống giếng, về sau trở nên đờ đẫn. |
+ Con trai trở lại bình thường. + Gia đình được ban thưởng, trở nên sung sướng. |
- Quan tỉnh, quan huyện, lí trưởng ép buộc người dâng nộp dế. Mọi sức nặng đè lên vai người dân, nhiều người bị đánh đập, tán gia bại sản.
4. Yếu tố kì ảo trong văn bản
- Ý nghĩa của chi tiết kì ảo:
+ Phê phán thói hư, tật xấu của tầng lớp quan lại, vua quan.
+ Gửi gắm quan niệm ở hiền gặp lành.
+ Tạo sự ly kì, hấp dẫn cho truyện.
- Ý nghĩa của chi tiết hiện thực: Phơi bày bộ mặt xã hội đen tối. Một con dế có thể khiến một gia đình rơi vào thảm kịch nhưng cũng có thể mang vinh hoa phú quý và làm thay đổi cuộc đời con người.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Câu chuyện kể về hành trình tìm dế dâng vua của nhân vật Thành, qua đó phê phán thói hư tật xấu của bộ máy quản lí nhà nước khiến cho dân chúng lầm than.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng yếu tố kì ảo.
- Sử dụng linh hoạt các từ Hán Việt, điển tích, điển cố.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây