Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thề nguyền và vĩnh biệt (P2) SVIP
Thề nguyền và vĩnh biệt
(Phần 2)
Sếch-xpia
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
2. Hồi 3, cảnh V: Vĩnh biệt (Chia ly)
a. Nhân vật Giu-li-ét:
- Muốn níu kéo người yêu ở lại:
+ Anh đi ư? Trời còn lâu mới sáng. Anh ơi, anh cứ tin lời em nói.
- Khi trời sáng: giọng điệu thúc giục, vội vàng, hoảng hốt:
+ Trời sáng rồi, trời sáng rồi! Anh ơi, đi đi, đi ngay đi.
+ Anh ơi, anh đi đi. Trời mỗi lúc một sáng.
=> Biến chuyển tâm trạng của Giu-li-ét tưởng chừng mâu thuẫn nhưng thực tế lại rất hợp lí. Việc Giu-li-ét níu kéo người yêu ở lại xuất phát từ tình yêu. Nhưng nàng vẫn ý thức hiện thực nguy hiểm đến với người yêu nên vội thúc giục người yêu rời khỏi.
- Cách cảm nhận của Giu-li-ét về tiếng chim sơn ca: nàng phủ nhận âm thanh êm ái, thánh thót vốn có của loài chim sơn ca. Vì tiếng chim sơn ca là báo hiệu của bình minh, là dự báo sự chia lìa, xa cách với người yêu mà không biết ngày trở lại.
- Lời thoại của Giu-li-ét chứa đựng nhiều mâu thuẫn:
+ Giữa một bên là hiện thực tàn khốc, nghiệt ngã không thể thay đổi khi Rô-mê-ô phải ra đi “em nhìn thấy anh đứng dưới đấy như thây ma nằm dưới mồ…”
+ Một bên luôn mong muốn, khát khao được sống mãi trong tình yêu “anh ơi có bao giờ chúng ta lại được gặp nhau nữa không?”
- Tâm trạng: Đau đớn, mâu thuẫn giằng xé, bi quan trước hiện thực nghiệt ngã, phũ phàng. Nhưng dù có xa cách, chia lìa trong đau đớn thì Giu-li-ét vẫn luôn hi vọng, khát khao, có niềm tin vào tình yêu vĩnh cửu.
b. Nhân vật Rô-mê-ô
- Ý thức rất rõ về xa cách, chia li:
+ Sơn ca, sứ giả của bình minh đấy! Không phải hoạ mi đâu. Em yêu quý, hãy nhìn kia, ánh hồng ghen với chúng ta đã viền sáng những đám mây đang phải rời nhau ngoài phương đông. Những ngọn bạch lạp trên trời đêm đã tắt, và bình minh tươi vui đang kiễng chân rón rén trên đỉnh núi xa mờ. Anh phải ra đi để sống, hoặc ở lại mà chết.
- Khát khao, hy vọng, mong muốn thiết tha, quyết tâm ở lại bên người yêu:
+ Anh thiết tha muốn ở lại nơi đây, chẳng còn lòng nào cất bước. Tử thần hỡi, cứ lại đây, ta vui lòng chờ mi, vì nàng Giu-li-ét muốn như vậy...
- Vẫn tràn ngập niềm tin và hi vọng vào tương lai:
+ Hỡi em yêu quý, anh sẽ không bỏ lỡ dịp nào để gửi tin đến cho em.
+ Nhất định là sẽ có. Một ngày kia chúng ta sẽ ngồi bên nhau bâng khuâng ôn lại những nỗi ngậm ngùi hôm nay.
- Trong lời thoại của Rô-mê-ô có sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối rõ rệt. Ánh sáng của ban ngày cũng chính là báo hiệu tương lai đầy u ám, đen tối. Bởi, mặt trời lên là lúc Rô-mê-ô phải giã từ Giu-li-ét để đi đày. Đó là một tương lai ảm đạm, mịt mù ở phía trước.
=> Bi kịch, xung đột trong Rô-mê-ô thể hiện giữa một bên là hi vọng về tương lai tình yêu viên mãn hạnh phúc với một bên là đau xót khi phải chia tay người yêu.
- Tâm trạng: lo âu, bất an, tiếc nuối. Nhưng ẩn sâu trong Rô-mê-ô là trái tim luôn tràn đầy niềm tin, khát khao và hy vọng.
III. Tổng kết.
1. Nội dung
- Khẳng định tình yêu trong sáng và chân thành của hai nhân vật chính là Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
- Ca ngợi tình yêu đôi lứa thiêng liêng, cao cả - một trong những nội dung của chủ nghĩa nhân văn phục hưng.
- Cho thấy sức sống vươn lên trên mọi hoàn cảnh của con người.
- Mối tình đẹp trong Rô-mê-ô và Giu-li-ét cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo thành kiến phong kiến - nguyên nhân gây nên bi kịch tình yêu.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống là bối cảnh không gian và thời gian hợp lý với cuộc trò chuyện của hai nhân vật.
- Ngôn ngữ kịch: Sử dụng các lời thoại linh hoạt, cách nói, lối nói phù hợp với đặc điểm tính cách của hai nhân vật.
- Hành động kịch: Đẩy các tình tiết đến cao trào và xung đột của kịch.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt thành công ở những đoạn độc thoại nội tâm…
IV. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
Câu 1:
- Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, hai nhân vật chính của vở kịch.
+ Ở hồi hai, cảnh II, họ là hai người thuộc hai dòng họ đối địch nhưng tình yêu của họ đã vượt lên trên trở lực này.
+ Ở hồi ba, cảnh V, họ là cặp tình nhân bị chia lìa bởi sự thù địch của hai dòng họ.
Câu 2:
- Cảnh tình tự, gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian ban đêm, không gian ban công, hoặc căn phòng của Giu-li-ét.
=> Thời gian, không gian cho thấy sự ngăn cấm của luật tục với tình yêu đôi trẻ. Thời gian, không gian của sự tự tình bị đẩy vào trong bóng tối, trong những không gian bí mật. Nó không cho phép tình yêu được tồn tại công khai. Vì tình yêu của họ không được sự chấp thuận của cha mẹ và dòng họ. Nếu họ bị phát hiện là gặp gỡ và yêu nhau, họ sẽ bị ngăn cấm, thậm chí là bị chỉ trích bởi dòng họ, gia đình.
Câu 3:
a) Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
- Lời thoại của Rô-mê-ô:
+ Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật.
=> Rô-mê-ô cho rằng chính tình yêu đã dẫn lối đưa chàng tìm đến bên Giu-li-ét, dù ở đâu, chàng cũng sẵn sàng tìm đến nàng để gặp gỡ người yêu.
- Lời thoại của Giu-li-ét:
Chàng hãy từ bỏ tên họ đi.
=> Vì tình yêu của đời mình mà cả hai đều sẵn sàng hi sinh, buông bỏ những giá trị bên ngoài (như tên họ).
b) Những rào cản, khó khăn đã ngăn trở mối tình say đắm của hai nhân vật: sự thù hận và mối thù truyền kiếp của hai dòng họ. Những lời đối thoại cho thấy điều đó là:
+ Nàng là họ Ca-piu-lét sao? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nay nằm trong tay người thù.
+ Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi…
+ Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa
=> Vì tình yêu mà cả hai đều ghét bỏ chính tên họ của mình và sẵn sàng đánh đổi nó để theo đuổi tình yêu.
Câu 4
- Sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ hồi 2, cảnh II sang hồi 3, cảnh V được thể hiện:
+ Hồi 2, cảnh II: Họ gặp gỡ dưới trăng, bày tỏ tình cảm tha thiết, nồng nàn dành cho đối phương. Họ xuất hiện, bên nhau với tư cách cặp tình nhân yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Rô-mê-ô trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét và bày tỏ tình cảm của mình.
+ Hồi 3, cảnh V: Họ đã dành cho nhau tình yêu nồng nàn, tha thiết, nhưng họ phải chia li. Tình yêu được đặt vào trong hoàn cảnh thử thách để kiểm chứng sự chân thành của hai nhân vật.
Câu 5:
Lời thoại khiến em thấy thú vị nhất là lời thoại đầu tiên của Rô-mê-ô trong đoạn trích - khi bày tỏ tình cảm với Giu-li-ét: Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật.
Lời thoại đã thể hiện được tình yêu chân thành, mãnh liệt của Rô-mê-ô giành cho Giu-li-ét và biểu thị tình cảm trực tiếp, sinh động.
Câu 6:
Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét gợi liên tưởng đến Truyện Kiều của Nguyễn Du, đoạn từ 431 - 452, miêu tả cảnh chia tay của Thúy Kiều và Thúc Sinh:
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Đây đều là những tình huống đau lòng khi người yêu nhau không được ở bên nhau. Nhưng dù đau khổ, họ vẫn nuôi dưỡng hy vọng về một tương lai tươi đẹp phía trước.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây