Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thề nguyền và vĩnh biệt (P1) SVIP
Thề nguyền và vĩnh biệt
(Phần 1)
Sếch-xpia
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Uy-li-am Sếch-xpia (1564 - 1616) là nhà soạn kịch, nhà thơ nổi tiếng nhất của nước Anh thời kì Phục hưng.
- Ông sinh ra và lớn lên tại tây nam nước Anh, trong một gia đình buôn bán len dạ. Ông buộc phải dừng việc học vào năm 14 tuổi do kinh tế gia đình khó khăn.
- Đến năm 1585, ông lên Luân Đôn kiếm sống, làm việc cho đoàn kịch: giữ ngựa, soát vé, nhắc vở, kiêm công việc diễn viên, soạn kịch, đạo diễn và sau đó là đồng sở hữu đoàn kịch.
- Từ năm 1592, tên tuổi Sếch-xpia bắt đầu gây được chú ý trong giới nghệ thuật.
- 1599, ông tham gia xây dựng Nhà hát Địa Cầu.
- 1608, đoàn kịch của ông sở hữu thêm nhà hát có mái che đầu tiên ở Luân Đôn.
- Giai đoạn 1594 - 1612, các vở kịch của Sếch-xpia giữ vị trí thống trị kịch trường Anh.
- Ông được xem là một “người khổng lồ” của nước Anh thời Phục hưng.
b. Sự nghiệp
- Sáng tác của ông gồm 37 vở kịch, 4 bản trường ca, 154 bài xon-nê. Những sáng tác của Sếch-xpia cho đến nay vẫn được coi là những kiệt tác hàng đầu của văn học thế giới.
- Kịch của ông gồm nhiều thể loại (bi kịch, kịch lịch sử, hài kịch, bi hài kịch), nhưng nổi tiếng nhất là bi kịch.
- Bi kịch của ông là những kiệt tác gồm: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Vua Lia, Ô-ten-lô, Hăm-lét,...
- Bi kịch của Sếch-xpia chứa đựng tinh thần nhân văn sâu sắc. Tinh thần ấy được thể hiện qua hình tượng các nhân vật phóng khoáng, tự do, có tính cách mạnh mẽ; qua lời thoại sắc sảo, tinh tế; nghệ thuật triển khai, đan xen các tuyến xung đột, các tuyến hành động kịch mang tính chất dồn nén, tập trung.
- Các vở bi kịch của ông thường dựa trên một số cốt truyện, truyền thuyết có sẵn nhưng được mở rộng, khơi sâu chủ đề để xây dựng những hình tượng bất tử.
2. Tác phẩm: Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét
a. Hoàn cảnh sáng tác:
b. Thể loại:
- Rô-mê-ô và Giu-li-ét cũng là vở bi kịch đầu tiên của Sếch-xpia.
c. Tóm tắt:
Rô-mê-ô (con trưởng họ Môn-ta-ghiu) và Giu-li-ét (con gái gia tộc trưởng họ Ca-piu-lét) gặp nhau trong một buổi dạ yến và cảm mến nhau, dù hai gia đình là kẻ thù. Hai người bất chấp lễ giáo, thề nguyền dưới trăng và tổ chức đính hôn dưới sự chứng kiến của tu sĩ Lâu-rân. Ti-bân (anh họ của Giu-li-ét) đã giết chết bạn thân của Rô-mê-ô nên Rô-mê-ô đã giao đấu, đâm tử thương Ti-bân. Vì vậy, Rô-mê-ô bị phán đi đày biệt xứ. Rô-mê-ô và Giu-li-ét gặp nhau trước khi Rô-mê-ô phải đi đày. Cha mẹ Giu-li-ét quyết định gả Giu-li-ét, Giu-li-ét cầu cứu tu sĩ Lâu-rân và được khuyên hãy giả chết bằng thuốc trong 42 tiếng. Tu sĩ Lâu-rân sai người báo tin cho Rô-mê-ô nhưng Rô-mê-ô không nhận được tin báo chính xác mà chỉ biết người yêu đã chết. Rô-mê-ô tìm đến hầm mộ người yêu, uống thuốc độc tự tử. Giu-li-ét tỉnh dậy, thấy người yêu đã chết nên dùng dao của Rô-mê-ô tự vẫn. Chứng kiến cái chết của đôi tình nhân, hai dòng họ đã xóa bỏ hận thù.
d. Nhân vật kịch:
e. Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch:
- Khát vọng yêu đương và hoàn cảnh thù địch của hai dòng họ.
f. Chủ đề:
- Khẳng định và ngợi ca sức mạnh của tình yêu tự do, khát vọng yêu đương, sức vươn dậy trong hoàn cảnh trói buộc để có tình yêu, hạnh phúc của con người.
- Lời kết án và tố cáo đanh thép thành kiến phong kiến, nguyên nhân thù hận dẫn đến bi kịch của con người.
3. Trích đoạn Thề nguyền và vĩnh biệt
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp biểu cảm.
- Nhân vật kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
- Quan hệ giữa hai nhân vật ở hai hồi kịch:
4. Tóm tắt sự kiện trước của đoạn trích
- Trong đêm hội hóa trang, Rô-mê-ô gặp và Giu-li-ét gặp gỡ, cảm mến nhau dù dòng họ của hai người là thù địch. Ngay đêm ấy, Rô-mê-ô quay lại, leo qua tường, đối diện với buồng ngủ của Giu-li-ét và nhìn ngắm Giu-li-ét. Tình cờ, Giu-li-ét cũng ra đứng bên cửa sổ và đôi tình nhân đã thổ lộ lòng mình.
=> Hồi II, cảnh II: Gặp gỡ (Thề nguyền).
- Rô-mê-ô vì để trả thù cho bạn thân của mình nên đã tuyên chiến với anh họ của Giu-li-ét, Ti-bân và không may hạ sát Ti-bân. Rô-mê-ô phải chịu hình phạt đi đày và hai người đã có đêm cuối để nói lời chia tay trước khi Rô-mê-ô rời đi.
=> Hồi III, cảnh V: Chia tay (Vĩnh biệt).
5. Không gian và thời gian
- Hồi 2, cảnh II:
+ Không gian: vườn nhà Giu-li-ét.
=> Không gian ẩn chứa nhiều nguy hiểm, hàm chứa nhiều yếu tố bi kịch.
+ Thời gian: đêm khuya, trăng sáng
=> Thời gian lãng mạn của những đôi tình nhân.
- Hồi 3, cảnh V:
+ Không gian: trong phòng của Giu-li-ét
=> Nhiều hiểm nguy vì bất cứ lúc nào cũng có thể bị người nhà Giu-li-ét phát hiện.
+ Thời gian: trước khi Rô-mê-ô đi đày biệt xứ, lúc hai nhân vật phải chia tay.
=> Cảnh tình tự gặp gỡ của hai nhân vật luôn diễn ra trong không gian gắn liền vói bóng đêm, với nguy hiểm rình rập. Bởi, tình yêu của họ không được sự chấp thuận của cha mẹ và dòng họ. Nếu họ bị phát hiện là gặp gỡ và yêu nhau, cả hai sẽ bị ngăn cấm, thậm chí bị gia đình, dòng họ trừng phạt.
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
1. Hồi II, cảnh II: Thề nguyền (Gặp gỡ)
a. Nhân vật Rô-mê-ô
* Lời thoại:
- Lời độc thoại:
+ Dùng nhiều thán từ bộc lộ cảm xúc “Ôi”: bày tỏ sự choáng ngợp, say đắm trước vẻ đẹp của Giu-li-ét.
+ Bày tỏ sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của Giu-li-ét qua những so sánh và liên tưởng:
- Giu-li-ét như mặt trời
- đôi mắt - vì sao
- gò má - ánh sáng ban ngày…
- Ước gì ta là chiếc bao tay nhỉ, để được mơn trớn má đào!
=> Lời độc thoại thể hiện, giãi bày tình yêu cuồng nhiệt cùng khao khát chinh phục, gần gũi người con gái mình yêu.
=> Trái tim yêu chân thành, đằm thắm, mãnh liệt và da diết của Rô-mê-ô.
* Lời đối thoại:
- Giãi bày tình cảm bằng lời nói sẵn sàng từ bỏ họ tên của mình:
-
Hỡi nàng tiên kiều diễm, nếu nàng chẳng ưa tên họ đó, thì tôi chẳng phải Rô-mê-ô mà cũng chẳng thuộc họ Môn-ta-ghiu.
-
Chỉ cần được nàng gọi là người yêu là tôi xin tức thì nhận tên thánh mới; từ nay trở đi, tôi không muốn bao giờ là Rô-mê-ô nữa.
-
Nàng tiên yêu quý của tôi ơi, tôi thù ghét cái tên của tôi, vì nó là kẻ thù của nàng. Nếu chính tay tôi đã viết tên đó, thì tôi xin xé nát nó ra.
- Khẳng định với Giu-li-ét về tình yêu dành cho nàng:
-
Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh của tình yêu; mấy bức tường đá ngăn sao được ái tình. Mà cái gì tình yêu dám làm là làm được.
-
Vả chăng, nếu chẳng được nàng đoái hoài thì thà cứ để họ bắt gặp. Thà để cho lòng căm thù của họ chấm dứt đời tôi còn hơn kéo dài kiếp sống mà thiếu tình nàng.
-
Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật.
=> Sức mạnh tình yêu đã giúp Rô-mê-ô vượt lên trên mọi nỗi sợ hãi vì “cái gì tình yêu dám làm là làm được”.
=> Rô-mê-ô là chàng trai mạnh mẽ, dũng cảm, dám vượt lên mọi trở ngại để được sống thật với cảm xúc và sự rung động của trái tim.
* Hành động:
- Vượt tường vào nhà Giu-li-ét.
=> Hành động liều lĩnh, táo bạo, mạo hiểm, bất chấp sự hiểm nguy.
- Bày tỏ tình cảm chân thành, tha thiết, mãnh liệt với Giu-li-ét.
* Tâm trạng:
- Có phần hồi hộp, chờ mong khi nhìn ngắm Giu-li-ét:
-
ta nóng lòng muốn đáp lại ánh mắt nàng... Ta liều quá, nàng có nói với ta đâu.
-
Ta cứ đứng nghe thêm nữa, hay nên lên tiếng nhỉ?
=> Tình cảm của Rô-mê-ô dành cho người con gái mình yêu rất chân thành, dù ngôn ngữ có vẻ khoa trương và khuôn sáo. Rô-mê-ô có một trái tim yêu nồng nàn, say đắm nên đã tìm mọi cách, mọi lời có cánh để biểu hiện lòng mình một cách chủ động và đầy đam mê.
b. Nhân vật Giu-li-ét
* Lời thoại:
- Lời độc thoại:
+ Bày tỏ tình cảm với Rô-mê-ô và nỗi băn khoăn vì tên họ của người mình yêu:
-
Ôi Rô-mê-ô, hỡi Rô-mê-ô! Sao chàng lại mang tên đó nhỉ? Chàng hãy từ bỏ thân phụ đi, từ bỏ tên họ đi; hoặc không thì chàng hãy thề là chàng yêu em đi, em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.
-
Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi! Thế nào là họ Môn-ta-ghiu nhỉ? Cái tên đó đâu có phải là bàn tay, bàn chân, cánh tay, bộ mặt, một bộ phận nào của thân thể con người...
=> Giu-li-ét dành cho Rô-mê-ô tình cảm chân thành, tha thiết. Khi chỉ có một mình nàng, tình yêu của nàng dành cho Rô-mê-ô được bộc lộ rất cụ thể qua độc thoại.
- Lời đối thoại:
+ Ngạc nhiên trước sự xuất hiện của người lạ mặt.
-
Người là ai, mà nhờ đêm tối, chợt biết được điều tôi ấp ủ trong lòng vậy?
+ Lo lắng vì sự xuất hiện của Rô-mê-ô.
-
Chàng làm thế nào mà tới được chốn này? Và chàng tới làm gì? Tường vườn này cao, vượt qua thật khó. Và chàng thử nghĩ lại xem mình là ai? Nếu bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây thì chàng khó lòng thoát chết.
-
Họ mà bắt gặp chàng thì họ giết chàng mất.
+ Trước lời tỏ tình của Rô-mê-ô, Giu-li-ét xúc động nhưng vẫn lo âu, muộn phiền và có phần nghi ngại.
- Nếu chẳng có màn đêm che phủ thì chàng đã thấy má em ửng đỏ vì những lời em nói cùng chàng đêm nay.
- Chàng có yêu em không? Em biết là chàng sẽ trả lời “có”, và em sẽ tin chàng ngay. Nhưng xin chàng đừng thề thốt, chắc đâu chàng giữ được lời thề: những chuyện tình nhân bội ước chẳng đã khiến Thượng đế tức cười sao...
+ Kín đáo chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô.
- Thật vậy, chàng Môn-ta-ghiu tuấn tú ơi, em yêu chàng say đắm; có lẽ chàng sẽ cho em là gái lẳng lơ, nhưng hãy tin em hỡi người quân tử, em sẽ giàu lòng chung thuỷ hơn những kẻ giả bộ kiêu kì, và em cũng xin thú thật là nếu chàng chẳng bắt gặp em đương thổ lộ mối tình tha thiết thì em cũng đã dè dặt hơn cùng chàng.
=> Giu-li-ét là thiếu nữ chân thành, trong sáng trong tình yêu, bất chấp sự hận thù của hai dòng họ và lễ giáo phong kiến. Đó là khát vọng yêu, và khát vọng được sống với con người thật của mình.
* Tâm trạng:
- Tâm trạng của Giu-li-ét có nhiều biến chuyển phức tạp: từ bất ngờ, e ngại, dè dặt đến tha thiết, chân thành giãi bày tình yêu. Bởi, Giu-li-ét là con gái, yếu đuối hơn, nhạy cảm hơn và dễ bị tác động bởi hoàn cảnh hơn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây