Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Quần thể sinh vật SVIP
I. Khái niệm quần thể sinh vật
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những cá thể mới.
II. Các đặc trưng cơ bản của quần thể
1. Kích thước quần thể
Kích thước quần thể là số lượng các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
💡 Đối với quần thể vi sinh vật, do số lượng cá thể trong quần thể rất lớn nên kích thước của quần thể không được xác định bằng số lượng cá thể mà xác định bằng sinh khối (miligam, gam,...) của quần thể.
2. Mật độ cá thể trong quần thể
Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
3. Tỉ lệ giới tính
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. Trong quá trình sống, tỉ lệ giới tính có thể thay đổi theo thời gian, điều kiện sống,... Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
4. Nhóm tuổi
Quần thể sinh vật được chia thành ba nhóm tuổi. Cấu trúc nhóm tuổi của quần thể được biểu thị bằng các kiểu tháp tuổi.
5. Phân bố cá thể trong quần thể
Mỗi quần thể có cách phân bố cá thể khác nhau. Có ba kiểu phân bố gồm phân bố đều, phân bố theo nhóm và phân bố ngẫu nhiên.
III. Biện pháp bảo vệ quần thể
Các quần thể sinh vật có thể bị biến động do tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh, các tác động này có thể thay đổi theo chu kì hoặc không theo chu kì.
Bảo vệ môi trường sống của quần thể bằng cách thành lập vườn quốc gia và khu bảo tồn, kiểm soát dịch bệnh, khai thác tài nguyên sinh vật hợp lí,... là những biện pháp quan trọng để quần thể được phát triển ổn định.
Đối với những quần thể có nguy cơ tuyệt chủng ở môi trường sống tự nhiên của chúng, cần di chuyển quần thể đến nơi sống mới như vườn thú, trang trại bảo tồn,...
1. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.
2. Kích thước quần thể, mật độ cá thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, phân bố các cá thể là các dấu hiệu đặc trưng để phân biệt quần thể này với quần thể khác.
3. Bảo vệ môi trường sống của quần thể, kiểm soát dịch bệnh, khai thác tài nguyên hợp lí,... là những biện pháp quan trọng để quần thể sinh vật được phát triển ổn định.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây