Bài học cùng chủ đề
- Phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
- Khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn
- Viết nghiệm và biểu diễn hình học các nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn
- Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
- Nhận diện phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn và kiểm tra nghiệm
- Viết nghiệm và biểu diễn hình học các nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn
- Ứng dụng thực tế của phương trình bậc nhất hai ẩn, hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
- Phiếu bài tập tuần 1. Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
1. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Định nghĩa
Phương trình bậc nhất hai ẩn $x$, $y$ là hệ thức dạng: $ax + by = c$, trong đó $a$, $b$, $c$ là những số cho trước, $a \ne 0$ hoặc $b \ne 0$.
Ví dụ 1. Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất hai ẩn?
+ Phương trình bậc nhất hai ẩn $x$, $y$: $2x - y = 1$; $0x + 3y = 9$ và $5x + 0y = -2$.
+ $3x^2 - y = 7$ và $0x + 0y = 1$ không phải phương trình bậc nhất hai ẩn.
Nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn
Cho phương trình bậc nhất hai ẩn $x$, $y$: $ax + by = c$. Nếu $ax_0 + by_0 = c$ là một khẳng định đúng thì cặp số $(x_0 ; y_0)$ được gọi là một nghiệm của phương trình $ax + by = c$.
Ví dụ 2. Cho phương trình bậc nhất hai ẩn: $2x + 3y = 5$.
Cặp số $(1 ; 1)$ là một nghiệm của phương trình trên vì: $VT = 2.1 + 3.1 = 5 = VP$.
Chú ý: Mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn đều có vô số nghiệm.
Nghiệm tổng quát và biểu diễn hình học
⚡Mỗi nghiệm của phương trình $ax + 0y = c$ ($a \ne 0$) được biểu diễn bởi điểm có toạ độ $\Big(\dfrac ca ; y_0\Big)$ nằm trên đường thẳng $d_1$: $x = \dfrac ca$.
Đường thẳng $d_1$ là đường thẳng đi qua điểm $\dfrac ca$ trên trục $Ox$ và vuông góc với trục $Ox$.
⚡Mỗi nghiệm của phương trình $0x + by = c$ ($b \ne 0$) được biểu diễn bởi điểm có toạ độ $\Big(x_0 ; \dfrac cb\Big)$ nằm trên đường thẳng $d_2$: $x = \dfrac cb$.
Đường thẳng $d_2$ là đường thẳng đi qua điểm $\dfrac cb$ trên trục $Oy$ và vuông góc với trục $Oy$.
⚡Mỗi nghiệm của phương trình $ax + by = c$ (với $a \ne 0$; $b \ne 0$) được biểu diễn bởi điểm nằm trên đường thẳng $d_3$: $y = -\dfrac abx + \dfrac cb$.
Đường thẳng $d_3$ là đồ thị của hàm số: $y = -\dfrac abx + \dfrac cb$.
2. HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Khái niệm
Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có dạng: $\left\{\begin{aligned}&ax + by = c\\&a'x + b'y = c'\\ \end{aligned}\right.$ (I), ở đó mỗi phương trình $ax + by = c$ và $a'x + b'y = c'$ đều là phương trình bậc nhất hai ẩn.
Ví dụ 3. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn: $\left\{\begin{aligned}&5x + 3y = 39\\&6x + 2y = 42\\ \end{aligned}\right.$.
Nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Xét hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn: $\left\{\begin{aligned}&ax + by = c\\&a'x + b'y = c'\\ \end{aligned}\right.$ (I)
+ Nếu cặp số $(x_0 ; y_0)$ là nghiệm của từng phương trình trong hệ (I) thì cặp số $(x_0 ; y_0)$ được gọi là nghiệm của hệ (I).
+ Giải hệ phương trình là tìm tất cả nghiệm của hệ phương trình đó.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây