Bài học cùng chủ đề
- Nội dung 1: Tình hình Việt Nam và chủ trương của Đảng trong những năm 1939 - 1945
- Nội dung 2: Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) - Khởi nghĩa từng phần
- Infographic Cao trào kháng Nhật cứu nước
- Nội dung 3: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Infographic Cách mạng tháng Tám 1945
- Chủ đề 5. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nội dung 1: Tình hình Việt Nam và chủ trương của Đảng trong những năm 1939 - 1945 SVIP
1. Khái quát chung về tình hình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
a. Tình hình chính trị
- Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Đức đanh chiếm các nước Châu Âu, chính phủ Pháp đầu hàng thực hiện chính sách thù địch với phong trào cách mạng của các nước thuộc địa, vơ vét sức người, sức của để dốc vào cuộc chiến tranh.
- Tháng 9/1940 Nhật tấn công vào biên giới Việt - Trung Việt Nam, thực dân Pháp từng bước đầu hàng, câu kết với Nhật để áp bức, bóc lột nhân dân ta, vơ vét kinh tế, phục vụ chiến tranh.
=> nhân dân ta đặt dưới ách thống trị của Nhật và Pháp, dân tộc ta phải chịu cảnh "một cổ hai tròng".
- Năm 1941, Đức tấn công Liên Xô, cuộc đấu tranh của nhân dân Liên Xô đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng Việt Nam.
- Đầu năm 1945, quân Đồng minh tấn công phát xít, Đức thiệt hại nặng nề, Nhật thua to. Tại Đông Dương, vào ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương, quần chúng nhân dân sôi sục khí thế sẵn sàng khởi nghĩa. Cao trào kháng Nhật cứu nước bùng nổ.
- Tháng 8/1945, Nhật Bản đầu hàng đồng minh, đây là thời cơ "ngàn năm có một" để nhân dân ta đứng lên giành chính quyền => Tổng khởi nghĩa tháng Tám bùng nổ và giành thắng lợi.
b. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam.
- Về kinh tế:
+ Pháp ra lệnh "tổng động viên" nhằm cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa của Đông Dương về sức người, sức của; thực hiện "kinh tế chỉ huy".
+ Khi Nhật vào Đông Dương, Nhật cũng ra sức vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương để cung ứng cho chiến tranh: bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo với giá rẻ mạt theo lối cưỡng bức,...
- Về xã hội:
+ Chính sách áp bức, bóc lột của Nhật đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng: hơn hai triệu đồng bào ta ở Bắc kì chết đói năm 1945.
+ Các giai cấp, tầng lớp ở nước ta đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Nhật và Pháp (trừ giai cấp, tầng lớp địa chủ phong kiến, tay sai và tư sản mại bản).
=> Mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết.
2. Chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng trong giai đoạn 1939 - 1945
a. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần 6 ( tháng 11/1939)
- Trước sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị ban chấp hành TW Đảng lần thứ 6 đã diễn ra tại Hooc Môn - Gia Định.
- Nội dung hội nghị:
+ Xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của cách mạng là: đánh đổ đế quốc, tay sai, giải phóng dân tộc Đông Dương, giành độc lập hoàn toàn cho Đông Dương.
+ Tạm gác khẩu hiệu "cách mạng ruộng đất" đề ra khẩu hiệu "tịch thu ruộng đất của thực dân, đế quốc, địa chủ phản bội, chống tô cao, lãi nặng".
+ Chủ trương thành lập Chính phủ dân chủ Cộng hòa ở Đông Dương.
+ Mục tiêu và phương pháp đấu tranh thay đổi: Chuyển từ đấu tranh đòi tự do, dân chủ, dân sinh sang đấu tranh đánh đổ đế quốc, tay sai giải phóng dân tộc. Phương pháp đấu tranh từ đấu tranh hợp pháp sang bí mật và bất hợp tác.
+ Tập hợp lực lượng: Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- Ý nghĩa:
+ Hội nghị đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
+ Đưa nhân dân bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.
+ Chủ trương hội nghị thể hiện sự nhạy bén, sáng suốt của Đảng trong việc năm bắt tình hình mới.
b. Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương lần 8 (tháng 5/1941).
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Năm 1941, chiến tranh thế giới thứ hai ngày một lan rộng, Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô, Nhật Bản mở rộng xâm lược Trung Quốc và chuẩn bị tiến xuống phía Nam.
+ Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp từng bước đầu hàng, câu kết với Nhật để áp bức, bóc lột nhân dân ta, vơ vét kinh tế, phục vụ chiến tranh. Nhân dân ta lâm vào cảnh "một cổ hai tròng" => Mâu thuẫn giữa nhân dân với Pháp, Nhật gay gắt hơn bao giờ hết => Vì vậy, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu.
+ Cách mạng Đông Dương ngày càng phát triển mạnh. Ở Việt Nam nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩ Bắc Sơn, Nam kì, binh biến Đô Lương. Tuy nhiên, do địch còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được chuẩn bị đầy đủ nên đều thất bại.
+ Trước tình hình đó, ngày 28/1/1941 Nguyễn Ai Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sua khi nghiên cứu những biến đổi của tình hình trong và ngoài nước, Người đã triệu tập Hội nghị ban chấp hành TW lần thứ 8 của Đảng tại Pác Pó (Cao Bằng) vào tháng 5/1941.
- Nội dung hội nghị:
+ Xác định nhiệm vụ chủ yếu và trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công tiến tới "Người cày có ruộng".
+ Thành lập chính phủ riêng, chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
+ Thành lập Mặt trận Việt Minh (viết tắt của Việt Nam độc lập Đồng minh hội) thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, và giúp đỡ Lào, Campuchia thành lập mặt trận riêng. Ngày 19/5/1941 Mặt trận Việt Minh chính thức được thành lập. Đây là mặt trận tập hợp đông đảo mọi lực lượng yêu nước không phân biệt già trẻ, trai gái, tôn giáo, chính trị, giàu nghèo.
+ Hình thái của khởi nghĩa nước ta: đi thừ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
- Ý nghĩa:
+ Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng được đề ra từ hội nghị TW lần thứ 6 (1939) nhằm mục tiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc.
c. So sánh hai hội nghị (Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 6 và Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 8).
|
Các Hội nghị |
Nội dung chủ trương |
Chủ trương chung |
+ Hội nghị ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương lần 6 (11/1939). + Hội nghị ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương lần 8 (5/1941) |
Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hang đầu, mọi vấn đề khác tạm gác lại. |
Giải quyết vấn đề dân tộc cụ thể |
Hội nghị ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương lần 6 (11/1939) |
Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc Đông Dương, làm cho Đông DƯơng hoàn toàn độc lập, |
Hội nghị ban chấp hành TW lần 8 (5/1941) |
Đánh đuổi đế quốc, phát xít Pháp – Nhật, thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. |
|
Hình thái nhà nước |
Hội nghị ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương lần 6 (11/1939) |
Chính phủ chung (Chính phủ dân chủ Cộng hòa) |
Hội nghị ban chấp hành TW lần 8 (5/1941) |
Chính phủ riêng (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) |
|
Lực lượng và mặt trận |
Hội nghị ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương lần 6 (11/1939) |
Mặt trận chung (Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương) |
Hội nghị ban chấp hành TW lần 8 (5/1941) |
Mặt trận dân tộc riêng của Việt Nam (Mặt trận Việt Minh). |
|
Khẩu hiệu đấu tranh |
Hội nghị ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương lần 6 (11/1939) |
+ Đánh đuổi đế quốc Pháp và tay sai. + Tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi của dân tộc, chống tô cao, lãi nặng. |
Hội nghị ban chấp hành TW lần 8 (5/1941) |
+ Đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và tay sai. + Giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công và tiến tới “Người cày có ruộng”. |
|
Hình thức và phương pháp đấu tranh |
Hội nghị ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương lần 6 (11/1939) |
+ Đấu tranh bí mật, bất hợp tác với kẻ thù. + Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. |
Hội nghị ban chấp hành TW lần 8 (5/1941) |
+ Đấu tranh bí mật, bất hợp tác với kẻ thù. + Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. + Xác định hình thái của khởi nghĩ nước ta: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. |
3. Công tác chuẩn bị lực lượng của Đảng và nhân dân từ sau Hội nghị ban chấp hành TW 5/1941 đến trước tháng 3/1945.
a. Xây dựng lực lượng chính trị
- Xây dựng mặt trận Việt Minh làm nòng cốt, thông qua các Hội Cứu quốc.
- Năm 1943, Đảng đề ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam.
- Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam được thành lập.
b. Xây dựng lực lượng vũ trang
- Công tác xây dựng lực lượng vũ trang cũng được đặc biệt coi trọng.
- Những đội du kích Bắc Sơn ngày càng lớn mạnh lên và được thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân.
- Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc thành lập các đội tự vệ vũ trang.
- Ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, do Võ Nguyên Giáp lãnh đạo với 34 chiến sĩ lúc đầu.
c. Xây dựng căn cứ địa cách mạng
- Vùng Bắc Sơn - Võ Nhai được chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng.
- Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, chọn Cao Bằng là nơi để xây dựng căn cứ địa cách mạng thứ hai.
- Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh được thi hành nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân. Khu giải phóng Việt Bắc là căn cứ địa của cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây