Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Phần tự luận (3 điểm) SVIP
Câu 1.
a) Trình bày những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.
b) Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc hiện nay?
Câu 2. Trình bày thành tựu cơ bản về kinh tế trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Hướng dẫn giải:
Câu 1.
a) Trình bày những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.
* Tham khảo
Những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
- Thứ nhất, không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân.
- Thứ hai, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
- Thứ ba, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thứ tư, phát triển sáng tạo nghệ thuật chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân
.b) Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc hiện nay?
* Tham khảo
- Những việc học sinh có thể làm để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc:
+ Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế,… để có nhận thức đúng đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.
+ Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước.
+ Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc;
+ Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo, ví dụ như: “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”,...
Câu 2. Trình bày thành tựu cơ bản về kinh tế trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
* Tham khảo
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
- Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
- Nông nghiệp: Việt Nam đã vươn lên thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. An ninh lương thực quốc gia được bảo đảm.
- Công nghiệp: Tăng trưởng và chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh, hình thành một số ngành công nghiệp có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh và vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế.
- Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh, cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm xuất khẩu thô.
- Quy mô nền kinh tế được mở rộng, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam ngày càng tăng.