Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phân tích bài "Khóc Dương Khuê" SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Câu hỏi:
@204952428759@
2. Tác phẩm
– Xuất xứ: In trong Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 2001.
– Bố cục:
+ Phần (1) – Nêu vấn đề: Nguyễn Khuyến và Dương Khuê có một tình bạn rất đẹp – “Tình bạn lấp lánh bất chấp sự thay đổi của thời thế và cảnh ngộ riêng.”.
+ Phần (2) – Giải quyết vấn đề: Tập trung phân tích làm rõ tình bạn đẹp ấy.
+ Phần (3) – Kết thúc: Khẳng định lại giá trị của bài thơ – “Với tài năng và tấm lòng, nhà thơ dân tộc Nguyễn Khuyến đã để lại kiệt tác Khóc Dương Khuê, một viên ngọc quý viết về tình bạn lung linh trong vườn hoa văn học nước nhà.”.
– Mục đích: Mục đích của bài phân tích tác phẩm văn học nói chung và phân tích thơ nói riêng là chỉ ra cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm/ bài thơ một cách thuyết phục bằng những lí lẽ và bằng chứng dẫn ra từ văn bản – tác phẩm được phân tích.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ giữa chúng trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của văn bản
– Luận đề: Bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến là một trong những bài thơ viết về tình bạn "lấp lánh bất chấp sự thay đổi của thời thế và cảnh ngộ riêng".
– Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng:
Câu hỏi:
@204951267608@
Câu hỏi:
@204951801823@
=> Các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng đã làm sáng tỏ được luận đề đã nêu của bài viết. Vì tất cả luận điểm, lí lẽ và bằng chứng đều tập trung làm rõ: Bài thơ viết về tình bạn thuỷ chung, tri kỉ, nặng nghĩa nặng tình của hai người bạn – một tình bạn chân thực, cảm động.
2. Cách trình bày khách quan và chủ quan
Câu hỏi:
@204951983271@
– Một số bằng chứng về cách trình bày khách quan và chủ quan trong văn bản:
+ Cách trình bày khách quan: "Trước hết, tác giả giãi bày nỗi đau tái tê, bủn rủn "Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời" và càng đau hơn vì cái chết của bạn dường như phi lí: "Kế tuổi tôi còn hơn tuổi bác, / Tôi lại đau trước bác mấy ngày". Tiếc thay đó lại là sự thật nghiệt ngã! Từ đây, giọng thơ chuyển sang âm điệu bi ai, nuối tiếc, day dứt, băn khoăn.". Ở đoạn này, những câu văn gắn với các dòng thơ dẫn ra trong bài là trình bày khách quan.
+ Cách trình bày chủ quan:
Câu hỏi:
@204952258847@
3. Cách thức phân tích bài thơ của tác giả
– Cách phân tích bài thơ của tác giả: Lần lượt theo từng đoạn và cũng là trình tự mạch cảm xúc trong bài thơ:
+ Tin đến đột ngột.
+ Sự hồi tưởng về những kỉ niệm của thời xuân xanh, chưa thành đạt.
+ Về ấn tượng mới trong lần gặp cuối cùng, lúc cả hai đã mãn chiều xế bóng.
+ Nỗi đau khôn tả lúc bạn đã dứt áo "ra đi".
=> Cách phân tích này giúp người viết làm sáng tỏ tình cảm của tác giả bài thơ thông qua các kỉ niệm, hồi ức và nỗi đau khi bạn mất. Cũng nhờ đó, người đọc dễ theo dõi nội dung của bài thơ.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Qua việc phân tích tình bạn đáng quý, chân thành giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê trong bài thơ, văn bản đã làm nổi bật được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến).
2. Hình thức
– Cách nêu ý kiến rõ ràng, lí lẽ xác đáng.
– Bằng chứng được lựa chọn phù hợp và phân tích cụ thể.
– Có những bình luận độc đáo, sâu sắc.
– Sử dụng những hình ảnh sáng tạo, giọng văn biểu cảm;…
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây