Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phần I_Trắc nghiệm (7 điểm) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào Tây Sơn (1771 - 1789)?
Cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XX, công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ không bao gồm lĩnh vực
Trong cải cách của Hồ Quý Ly, việc quy định số lượng gia nô được sở hữu của các vương hầu, quý tộc, quan lại được gọi là
Xây dựng nhiều thành luỹ kiên cố, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến là nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ về
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
Nội dung nào sau đây phản ảnh đúng mục đích cải cách của vua Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)?
Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) tập trung chủ yếu vào lĩnh vực
Trong cuộc cải cách nửa đầu thế kỉ XIX, vua Minh Mạng đã phân chia bộ máy chính quyền địa phương thành
Năm 1832, vua Minh Mạng cho thành lập Đô sát viện để thực hiện nhiệm vụ
Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) có ý nghĩa quan trọng trong việc
Ngành kinh tế nào sau đây của Biển Đông được đẩy mạnh nhờ hệ sinh vật đa dạng dưới đáy biển và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp?
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tầm quan trọng của Biển Đông về quốc phòng, an ninh đối với Việt Nam?
“Năm 1477, Lê Thánh Tông ban hành chế độ quân điền, chia ruộng đất công làng xã cho người dân, từ quan tam phẩm trở xuống đến binh lính, dân định, cư dân trong thôn xã theo tỉ lệ. Chính sách quân điền phủ định quyền chi phối ruộng đất công của làng xã theo tục lệ, buộc làng xã phải tuân thủ những nguyên tắc quy định về phân chia và hưởng thụ bộ phận ruộng đất công theo quy định của nhà nước. Trên nguyên tắc, ruộng đất công làng xã không được đem mua bán, chuyển nhượng, quyền đó thuộc về vua. Vua trở thành người chủ lớn nhất trong cả nước và nông dân làng xã trở thành tá điền của nhà nước, làng xã quản lý ruộng đất cho nhà nước trung ương và nhà vua".
(Phan Huy Lê, Lịch sử Việt Nam, tập 2, Sđd, trang 109, 112).
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Chính sách quân điền của Lê Thánh Tông chỉ áp dụng cho nông dân, không liên quan đến quan lại và binh lính. |
|
b) Chính sách quân điền giúp đảm bảo sự công bằng trong phân phối ruộng đất. |
|
c) Làng xã vẫn có toàn quyền quyết định việc phân chia ruộng đất công như trước kia. |
|
d) Mục tiêu chính của chính sách quân điền là làm suy yếu quyền lực của vua đối với đất đai. |
|
“Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc nông dân khởi nghĩa duy nhất trong thời phong kiến Việt Nam đã đánh bại kẻ thù trong và ngoài nước (…). Phong trào đã lật đổ nền thống trị của các tập đoàn phong kiến phản động, kết thúc tình trạng phân chia đất nước kéo dài trên hai thế kỉ, đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, đặt cơ sở cho công cuộc khôi phục quốc gia thống nhất sau này”.
(Phan Huy Lê, Tìm hiểu thêm về phong trào nông dân Tây Sơn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 961, tr.37)
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Đoạn trích phản ánh đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc thế kỉ XVIII. |
|
b) Khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. |
|
c) Khởi nghĩa Tây Sơn đã đánh bại quân xâm lược đến từ phương Tây, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. |
|
d) Khởi nghĩa Tây Sơn chỉ thành công trong việc đánh bại các tập đoàn phong kiến trong nước. |
|
“Năm 1405, nạn đói xảy ra Nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán cho dân đói theo thời giá. Nhà Hồ cũng đặt Quảng tế thự để chữa bệnh cho dân…
… Do nhu cầu tăng cường lực lượng quân sự, chuẩn bị chống ngoại xâm, những năm cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XV, cũng xuất hiện những súng đại bác (súng Thần cơ), những thuyền lớn đi biển có lầu với tên gọi “Tải lương cổ lâu”, sự thực là những thuyền chiến…”
Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1 - NXB Giáo Dục. tr 254 - 255.
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Đầu thế kỉ XV, sau khi lật đổ nhà Trần, nhà Hồ đã thực hiện chính sách chăm lo đời sống nhân dân. |
|
b) Những cải cách của Hồ Quý Ly hướng tới mục đích khắc phục khủng hoảng, ổn định và phát triển đất nước, giữ vững độc lập chủ quyền. |
|
c) Cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV, Hồ Quý Ly xây dựng lực lượng quân sự mạnh, vũ khí hiện đại để chuẩn bị tấn công nhà Minh. |
|
d) Những việc làm của Hồ Quý Ly (cuối XIV - đầu XX) chỉ đơn thuần là việc tranh giành ngôi báu, địa vị, quyền lợi cho bản thân. |
|
“Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam”.
(Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22 - 10 – 2018 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nhiều bằng chứng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. |
|
b) Quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam hiện nay có sự gắn bó mật thiết với Biển Đông. |
|
c) Trách nhiệm phát triển bền vững kinh tế biển không liên quan đến những người dân sống trong khu vực đất liền. |
|
d) Nhiệm vụ phát triển kinh tế biển với đảm bảo an ninh quốc phòng luôn có sự gắn bó mật thiết, không tách rời nhau. |
|