Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Phần 2 - Tự luận SVIP
Em hãy trình bày quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á hải đảo.
Hướng dẫn giải:
- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, lại nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây với nhiều thương cảng sầm uất.
- Thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị tại Phi-líp-pin. Từ năm 1898, sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha, Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Mỹ.
- Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a. Đến cuối thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành xâm lược và kiểm soát In-đô-nê-xi-a.
- Tuy đến muộn hơn, nhưng đến thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây đều rơi vào tay thực dân Anh với nhiều hình thức cai trị khác nhau.
Phân tích những ảnh hưởng của chế độ thực dân đến các quốc gia Đông Nam Á, liên hệ đến tình hình thực tế ở Việt Nam.
Hướng dẫn giải:
* Ảnh hưởng tiêu cực:
- Về chính trị: Chính sách "chia để trị" của thực dân phương Tây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền vô cùng gay gắt, gây ra các cuộc tranh chấp về biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.
- Về kinh tế: chế độ thực dân để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn các nước trong khu vực bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá của thực dân phương Tây.
- Về văn hoá - xã hội: áp đặt chế độ văn hoá nô dịch, thi hành chính sách ngu dân và hạn chế hoạt động giáo dục với nhân dân các nước thuộc địa.
* Ảnh hưởng tích cực:
- Gắn kết thị trường khu vực với thế giới.
- Du nhập nền sản xuất công nghiệp.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hoá như chữ viết, tôn giáo, giáo dục,...
* Liên hệ với tình hình Việt Nam:
- Thực dân Pháp chia Việt Nam thành ba kỳ với ba chế độ khác nhau để ngăn cản sự thống nhất đất nước và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, làm phức tạp mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người.
- Pháp thi hành chính sách thuế khoá nặng nề và độc quyền nhiều loại hàng hoá, dịch vụ làm cho kinh tế Việt Nam què quặt, nghèo nàn, phục thuộc vào chính quốc.
- Chính sách ngu dân, hạn chế giáo dục làm cho hơn 90% dân số Việt Nam bị mù chữ. Đầu độc bằng rượu cồn và thuốc phiện khiến nòi giống dân tộc suy nhược, tệ nạn xã hội tràn lan.