Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 2 SVIP
CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THAM KHẢO (TIẾP THEO)
A. LÝ THUYẾT
B. BÀI TẬP
BỘ CÁNH DIỀU
Bài 1. Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết.
a. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc “Kiều”: “Trong như tiếng hạc bay qua / Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”...
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
b. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đăm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
c. Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già!
(Nguyễn Công Hoan)
Hướng dẫn giải
a. (người) già: người lớn tuổi. → Nghĩa gốc.
b.(rừng) già: (rừng) lâu năm. → Nghĩa chuyển.
c. (cười) già: sự vang lớn, kéo dài (của tiếng cười). → Nghĩa chuyển.
* Vận dụng các cách giải thích nghĩa của từ đã học để giải nghĩa từ già theo một cách khác. Ví dụ: già: không trẻ; trái ngược với ít tuổi...
Bài 2. Hãy giải thích nghĩa của từ say (hoặc yếu tố say trong từ phức) trong các câu sau và cho biết trong mỗi trường hợp, từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
a. Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thủ giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống!
(Vũ Bằng)
b. Ngoài đường, người ta cũng không còn bị choá mắt hay say lòng vì những áo nhung trơn mướt, những giày kinh xoè cánh phượng bay hay những dải khăn “san” khéo biết lựa màu bay đùa trước gió như thể tơ trời vậy.
(Vũ Bằng)
c. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
d. Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm.
(Nam Cao)
Hướng dẫn giải
- say (nghĩa gốc): ở trạng thái bị ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác động của rượu, thuốc hay các yếu tố có tác dụng kích thích.
- Các từ (yếu tố) say trong các trường hợp a, b, c, d đều mang nghĩa chuyển, chỉ tính chất tâm lí: ở trạng thái bị cuốn hút, mê đắm, yêu thích đối tượng đến mức gần như không biết gì đến xung quanh.
Bài 3. Hãy trình bày và sắp xếp lại các tài liệu tham khảo dưới đây cho đúng.
Trần Đình Sử, Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Văn nghệ, số 7, năm 1987.
Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.
Phạm Xuân Dũng, Phải đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11, năm 2009.
Trần Thuỳ Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7.
Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hồ Thế Hà, Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7, năm 2002.
Hướng dẫn giải
Bài 4. Tìm và sắp xếp 5 – 10 tài liệu tham khảo (bài viết, sách nghiên cứu,...) phục vụ cho báo cáo nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Bài 1. Tìm ở phần cước chú hai văn bản Bài ca ngất ngưởng và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc các trường hợp có thể minh họa cho một số cách giải thích nghĩa của từ được nêu ở phần Tri thức ngữ văn.
Hướng dẫn giải
Cách giải thích nghĩa của từ |
Cước chú văn bản Bài ca ngất ngưởng |
Cước chú văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc |
Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị |
(6) Cắc, tùng ... |
(5) Tầm vông ... |
Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích |
(4) Người tái thượng ... |
(5) Làng bộ (11) Vấy vá ... |
Giải thích bằng cách làm rõ nghĩa từng yếu tố trong từ sau đó nêu nghĩa chung của từ |
(8) Đạo sơ chung ... |
(2) Tinh chiên (10) Tài bồi ... |
Bài 2. Trong những cước chú tìm được theo bài tập 1, cách giải thích nào đối với nghĩa của từ được sử dụng nhiều hơn? Hãy lí giải nguyên nhân.
Hướng dẫn giải
Hai bài thơ trên thuộc phần văn học trung đại, có sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt, từ ngữ cổ hàm chứa nhiều điển tích, điển cố có thể gây khó khăn trong việc đọc hiểu. SGK đã giải thích phối hợp các cách, trong đó trình bày khái niệm mà từ biểu thị và nêu lên từ đồng nghĩa được sử dụng nhiều hơn cách làm rõ nghĩa từng yếu tố trong từ sau đó nêu nghĩa chung của từ. Giải thích như vậy giúp cho thông tin nhanh và đầy đủ, người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt.
Bài 3. Chỉ ra những trường hợp cước chú cụ thể mà ở đó người biên soạn đã sử dụng phối hợp ít nhất hai cách giải thích nghĩa của từ.
Hướng dẫn giải
Có thể lấy một số trường hợp cước chú sau:
- Cước chú số (4) Người tái thượng (Bài ca ngất ngưởng) sử dụng phối hợp cách nêu lên từ đồng nghĩa được sử dụng và trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Bài 4. Chọn một số từ có cước chú ở các văn bản đọc trong bài và giải thích chúng theo cách khác so với cách đã được sử dụng. Tự đánh giá về cách giải thích mà bạn vừa thực hiện.
Hướng dẫn giải
Giải thích một số cước chú trong văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc theo cách khác:
- Cược chú (5) (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) Tầm vông: trúc Thái.
- Cước chú (3) (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) Thiên dân: dân của trời.
→ Các cách giải thích như trên còn sơ sài, khó hiểu, chưa thông tin được đầy đủ tới người đọc. Vậy có thể thấy giải thích nghĩa của từ cần quan tâm tới ngữ cảnh, đặc điểm tính chất của từ, không nên tùy ý lược bỏ một trong số những cách đã được sử dụng phối hợp để giải thích nghĩa của từ sao cho hiệu quả.
Bài 5. Vì sao trong các từ điển, bên cạnh việc giải thích nghĩa của từ, người ta thường nêu một số câu có sử dụng từ đó làm ví dụ?
Hướng dẫn giải
Trong các từ điển, bên cạnh việc giải thích nghĩa của từ, người ta thường nêu một số câu có sử dụng từ đó làm ví dụ để giúp người đọc dễ hiểu và hiểu tường tận hơn về nghĩa của từ cũng như cách dùng từ đó trong những ngữ cảnh cụ thể, đồng thời ghi nhớ lâu hơn, hiệu quả hơn về từ đó.
Bài 6. Khi phân tích cái hay của những từ được dùng trong văn bản văn học, tại sao ta chưa thể thỏa mãn với việc dùng từ điển để tìm hiểu nghĩa của chúng?
Hướng dẫn giải
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây