Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 2 SVIP
BIỆN PHÁP LẶP CẤU TRÚC (Tiếp theo)
B. Luyện tập
Bộ Cánh Diều
Bài 1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả ba đoạn trích dưới đây (trích từ truyện thơ dân gian “Tiễn dặn người yêu”)? Phân tích tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ ấy.
a. Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng
Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại
Chim nhạn dưới thấp bay quanh nhủ anh quay đi, anh quay đi
b. Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng
Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng!
c. Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.
Bài làm:
Bài 2. Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
a.
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
(Nguyễn Đình Thi)
b.
Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…
(Vũ Bằng)
c.
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
(Trương Quốc Khánh)
d.
Vậy mà ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông. Cửu Trùng Đài, họ có cần đâu? Họ dấy nghĩa cốt giết ông, phá Cửu Trùng Đài.
(Nguyễn Huy Tưởng)
Bài làm:
Chỉ ra biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong từng đoạn trích:
a. Lặp cấu trúc “...đây…là của chúng ta”, “những danh từ + động từ/ tính từ…”
b. Lặp cấu trúc “mùa xuân của…”; “có…”
c. Lặp cấu trúc “Nếu là…tôi sẽ là…”
d. Lặp cấu trúc “…là vì ông”
Bài 3. Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc.
Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 1. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd, tr. 671, 678, 679, 680):
a.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng reo quanh ghế ngồi.
b.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Nghĩ mình, mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
c.
Đã cho lấy chữ hồng nhan,
Làm cho cho hại cho tàn cho cân!
Đã đày vào kiếp phong trần,
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!
Bài làm:
a. Lặp cấu trúc “Buồn trông…”.
→ Tác dụng:
- Tạo nhịp điệu đều đều, buồn thương.
- Nhấn mạnh nỗi buồn triền miên, chồng chất trong tâm hồn Kiều, bao trùm cả đất trời, sông nước.
- Thể hiện tình cảnh cô độc, đáng thương của Kiều, ngoái về chiều không gian nào cũng chỉ thấy mênh mông hoang vắng, ảm đạm u buồn.
b. Lặp cấu trúc: “Khi…/ Khi sao…/ Giờ sao…/ Mặt sao…/ Thân sao…”.
c. Lặp cấu trúc “Đã…cho…”.
→ Tác dụng:
- Tạo giọng điệu day dứt, đay nghiến, bi thiết.
- Thể hiện nỗi cay đắng, bất bình, phẫn uất trước số phận oan trái, chồng chất đau khổ, bất hạnh của Thúy Kiều và trước thân phận con người.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây