Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 1 SVIP
NỮ PHÓNG VIÊN ĐẦU TIÊN
- Trần Nhật Vy -
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Tác giả: Trần Nhật Vy
- Trần Nhật Vy tên thật là Nguyễn Hữu Vang, sinh năm 1956 tại Đồng Tháp.
- Ông là nhà nhà báo, tác giả của nhiều tác phẩm biên khảo về lịch sử báo chí và văn hoá Sài Gòn.
- Các tác phẩm chính: Báo quốc ngữ ở Sài Gòn cuối thế kỉ 19 - Lịch sử 150 năm báo chí quốc ngữ 1865 -2015 (2015); Sài Gòn chốn chốn rong chơi (2016); Văn chương Sài Gòn 1881-1924 (5 tập 2017 -2020),...
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: đăng trên Báo Tuổi trẻ ngày 18/06/2015.
- Thể loại:
- Bố cục:
+ Sapo
+ Phần 1. “Nói “nữ phóng viên chính hiệu” là bởi… Đó là Manh Manh nữ sĩ.”
→ Giới thiệu về nữ phóng viên đầu tiên.
+ Phần 2. “Manh Manh nữ sĩ… và qua Pháp ở cho đến ngày mất.”
→ Khắc họa chân dung nữ phóng viên đầu tiên.
+ Phần 3. “Đối với văn học Việt Nam… đều lãng quên bà!”
→ Đánh giá, kết luận.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đề tài: viết về cuộc đời nữ phóng viên đầu tiên của Việt Nam.
2. Nhan đề: “Nữ phóng viên đầu tiên”
- Nêu bật được đề tài của bài viết.
- Gây sự tò mò, hứng thú cho độc giả.
3. Sapo
“Khoảng giữa năm 1931, làng báo Sài Gòn xuất hiện một nữ phóng viên chính hiệu ở tuần báo “Phụ nữ tân văn”. Nữ phóng viên này là ai vậy?”
4. Nội dung chính
Phần 1. Giới thiệu về nữ phóng viên đầu tiên
- Trước đó các nhà báo kí tên nữ thực chất đều là đàn ông. → Khẳng định vị trí “đầu tiên”.
- Giới thiệu bút danh nhân vật ngắn gọn, trực tiếp: Manh Manh nữ sĩ.
Phần 2. Chân dung nữ phóng viên đầu tiên
a. Tiểu sử
- Tên khai sinh: Nguyễn Thị Kiêm
- Năm sinh, năm mất: 1914 - 2005
- Quê quán: Gò Công
- Gia đình: Con tri huyện Nguyễn Đình Trị, danh tiếng và lừng lẫy một vùng.
→ Xuất thân gia thế.
b. Các hoạt động xã hội của nhân vật
- Học trường Trung học Nữ sinh bản xứ.
- Làm báo khi mới 17 tuổi (1931). → Vụt sáng khi ủng hộ Thơ mới và cổ vũ nữ quyền.
- Sáng tác và diễn thuyết để ủng hộ phong trào Thơ Mới, tạo ra một cuộc tranh luận dài trên báo chí từ trong Nam ra ngoài Bắc:
+ Bà đi diễn thuyết ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,...
+ Báo “Phụ nữ Tân văn” mở hẳn mục “Thơ mới”.
+ Hoài Thanh - Hoài Chân ghi nhận về Manh Manh nữ sĩ trong “Thi nhân Việt Nam”: “... một nữ sĩ có tài và có gan… Lần thứ nhất một bạn gái lên diễn đàn và cũng lần nhứ nhất có một cuộc diễn thuyết được đông người nghe như thế.”.
+ Bà rất hiểu về bản chất của Thơ mới và ủng hộ những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của phong trào thi ca này.
+ Sáng tác Thơ mới: “Hai cô thiếu nữ”, “Viếng phòng vắng”,... để lại ấn tượng mạnh mẽ mãi về sau.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây