Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 1 SVIP
TRAO DUYÊN
(Trích Truyện Kiều)
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Thể loại: truyện thơ Nôm bác học.
2. Vị trí đoạn trích
Bọn sai nha gây nên vụ án oan sai đối với gia đình Thuý Kiều, nàng buộc phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho chúng để cứu cha và em khỏi đòn tra khảo dã man. Việc bán mình đã thu xếp xong xuôi, trước ngày gả đi, Kiều ngồi trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu rồi nàng nhờ em gái là Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Đoạn trích là lời Thuý Kiều nói cùng Thuý Vân.
3. Bố cục: 3 phần
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Chủ đề: Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu tan vỡ, từ đó khát vọng tình yêu càng được khẳng định.
2. Nhan đề
- Khi nhắc đến “trao duyên” thường sẽ nghĩ đến khung cảnh trao gửi, hồi đáp tình cảm đầy lãng mạn của đôi lứa yêu nhau.
- Nhưng “Trao duyên” ở đây là gửi duyên, gửi tình cho người khác nhờ họ nối lại mối duyên dang dở, tức tình cảm riêng tư lại như trở thành của chung.
→ Gợi ra hoàn cảnh éo le, bi kịch.
→ Góp phần làm nổi bật chủ đề đoạn trích.
3. Ngôi kể
Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại từ ngôi thứ ba vì:
- Có các dấu hiệu phân biệt giữa lời của người kể chuyện (bốn dòng thơ đầu, từ “rằng”, hai dòng thơ cuối) và lời của nhân vật (đánh dấu bằng dấu hai chấm, dấu gạch ngang và trích dẫn nguyên văn lời của các nhân vật).
- Người kể chuyện gọi tên nhân vật (“Thuý Vân”) và thuật lại nguyên văn từ ngữ xưng gọi “chị”, “em” giữa Kiều, Vân.
- Không thấy người kể chuyện xưng “tôi”, “chúng tôi”.
4. Bối cảnh
Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn,
Dầu chong trắng dã, lệ tràn thấm khăn.
- Khi “việc nhà đã tạm thong dong”, là đêm cuối cùng trước khi Thúy Kiều phải theo Mã Giám Sinh.
- Trong buồng khuê, nàng ngồi khóc không ngủ, thao thức với những nỗi niềm riêng.
→ Sự kết cấu, tổ chức lại các chi tiết và sự kiện sao cho phù hợp với quy luật tâm lí và tính cách nhân vật.
→ Đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhân vật Thúy Kiều - mở đầu cuộc đời lưu lạc, đau khổ.
5. Diễn biến tâm lí nhân vật
Phần 1: Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng
- Thúy Kiều bày tỏ nỗi đau đớn, day dứt, tủi hổ, mặc cảm vì đã phản bội lời thề nguyền trong tình yêu với Kim Trọng.
Rằng: “Lòng đương thổn thức đầy,
Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong.
Hở môi ra cũng thẹn thùng,
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai!
- Thúy Kiều mở lời:
⇒ Cách dùng từ của Thúy Kiều đã đặt Thúy Vân vào tình thế khó có thể từ chối trước yêu cầu sắp nói. Đồng thời qua đây ta cũng thấy được sự khéo léo, tinh tế trong việc lựa chọn từ ngữ của Kiều, lựa lời để nói với em.
- Thúy Kiều dùng lí lẽ thuyết phục Thúy Vân:
+ “Keo loan”: keo được làm từ huyết của con chim loan. → Dùng “keo loan” để “chắp vá”.
+ “Mối tơ thừa”: Kiều hiểu, với nàng thì mối tình Kim – Kiều là mối tình đẹp nhưng với Vân đó chỉ là mối duyên thừa, mối duyên chắp vá. Kiều vừa đau đớn, tủi thẹn cho phận mình khi phải trao duyên nhưng cũng hiểu cho hoàn cảnh của em.
+ “Mặc em”: là phó mặc, ủy thác.
→ Mối duyên mình rất trân trọng, nâng niu mà lại phải lìa bỏ và trao cho người khác. Người ấy cũng không hề có tình cảm với người mình yêu. Mình đau đớn bao nhiêu thì người nhận duyên cũng đau đớn, tội nghiệp bấy nhiêu.
→ Kiều phải trao cái không thể trao, Vân phải nhận cái không dám nhận. Cùng một lúc, Kiều phải lo lắng cho hạnh phúc của cả ba người.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
- Kiều nhờ cậy bằng những lời tâm sự thuyết phục, ràng buộc em bằng tình cảm máu mủ và những lời lẽ hợp tình hợp lí:
+ “Ngày xuân”: tuổi trẻ, cơ hội hạnh phúc còn phơi phới, rộng mở, thênh thang trước mắt.
→ Dù hai chị em đề “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” nhưng Kiều lại nói “Ngày xuân em hãy còn dài”. Qua đó, dường như Kiều tự cho mình là ngày xuân đã chấm dứt, tương lai của mình trước mắt trải màu u tối, mịt mờ.
+ “tình máu mủ”: Kiều nhắc tới tình chị em ruột thịt. Nàng cũng vì gia đình nên mới lỡ dở mối duyên và phải nhờ đến em.
+ “thay lời nước non”: Em sẽ thay mình trả nợ duyên cho Kim Trọng.
→ Nợ tình thì không trả được vì khối tình ấy rất sâu nặng nhưng có thể nhờ Thúy Vân trả nợ duyên.
- Thúy Kiều giãi bày tâm trạng đau đớn tột cùng của mình:
+ “dù thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối”: luôn tồn tại dự cảm không lành. Dường như sau khi đoạn tuyệt tình duyên và rời khỏi nhà, nàng sẽ phải đau đớn đến chết.
+ “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”: khẩn cầu em cho mình chút vui, chút ơn, chút thơm lây vì đức hi sinh cao đẹp của em. Thúy Kiều có thể được an ủi, được cứu rỗi và và xoa dịu nỗi đau chỉ khi Thúy Vân thay mình trả nợ duyên cho Kim Trọng.
→ Kiều đã đặt trách nhiệm trả nghĩa cho Vân, khiến Vân không thể từ chối.
→ Kiều nhờ em vì Vân là người thân thích, máu mủ, chỉ có chị em ruột thịt mới dễ bề chia sẻ, cảm thông, thấu hiểu cho nhau.
⇒ Lập luận sắc sảo, hợp lí.
⇒ Kiều lúc này là con người lí trí, làm chủ tình cảm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây