Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 1 SVIP
LỜI TIỄN DẶN
(Trích Tiễn dặn người yêu)
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Thể loại: truyện thơ dân gian.
2. Xuất xứ
- Trích truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái.
- Vị trí đoạn trích:
3. Bố cục
Phần 1: “Quẩy gánh qua đồng rộng…khi góa bụa về già.” → Tâm sự của chàng trai khi chạy theo tiễn cô gái về nhà chồng.
Phần 2: “- Dậy đi em, dậy đi em ơi!…không ngoảnh không nghe.” → Niềm thương xót của chàng trai khi chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng hành hạ và lời thề nguyền chung thủy.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Chủ đề: Ca ngợi tình yêu cao thượng, vị tha và chung thủy và khát vọng giải phóng tình yêu.
2. Người kể chuyện: chàng trai, kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật là người trong cuộc và trực tiếp kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
3. Nhân vật chàng trai và cô gái
- Chàng trai là con nhà nghèo nhưng khỏe mạnh, hiền lành, chăm chỉ và có chí.
- Cô gái lớn lên đẹp người đẹp nết, duyên dáng, yêu kiều lại khéo léo.
→ Họ đã biết nhau từ khi còn là những bào thai trong bụng mẹ, cùng nhau ra đời, quấn quýt nhau từ thuở ấu thơ.
→ Tình cảm dường như được số mệnh an bài, họ cùng nhau xây dựng duyên tình đẹp đẽ, lớn lên quyết nên duyên vợ chồng.
Phần 1: “Quẩy gánh qua đồng rộng…khi góa bụa về già.”
- Tình cảnh éo le, đầy tiếc nuối: chàng trai sau bao ngày đi xa, trở về xin cưới cô gái thì cũng là lúc cô gái phải cất bước theo chồng.
a. Tâm trạng của cô gái:
- Sự lưu luyến, nuối tiếc, đau đớn, nhớ nhung, tuyệt vọng của cô gái:
+ Vừa đi - vừa ⭢ ngoảnh lại
⭢ ngoái trông
+ Chân bước lòng càng đau càng nhớ
- Dường như cô gái cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút còn được ở bên chàng trai, bởi vậy cứ mỗi cánh rừng đi qua cô gái đều coi là cái cớ để dừng lại chờ anh:
Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,
Tới rừng lá ngón ngóng trông.
Các khu rừng (ớt, cà và lá ngón) mà cô gái đi qua vừa là hình ảnh tự nhiên trong cuộc sống vùng cao, thể hiện màu sắc văn hóa dân tộc; vừa là hình ảnh biểu tượng cho thấy sự tăng tiến dần (cay → đắng → độc) trong tâm trạng bất an, giày vò, sợ hãi của cô gái.
- Con đường đi về nhà chồng xa ngái, ngầm dự báo về cuộc sống đau khổ, nghiệt ngã mà cô sắp phải chịu đựng.
b. Tâm trạng của chàng trai:
- Rối bời, đau khổ giằng xé, đầy mâu thuẫn trước hoàn cảnh éo le của thực tại: “Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại/ Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi”. Dù là cô gái đang trên đường gả về nhà chồng, chàng trai vẫn ân cần quan tâm, lo lắng, dặn dò cô gái.
- Anh yêu cô gái, quyến luyến không muốn rời xa, chỉ mong có thể kéo dài thời gian để ở bên cô âu yếm:
Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi,
Một lát bên em thay lời tiễn dặn!
Những câu thơ nhắc đến tập tục hỏa táng của người Thái, khẳng định suốt đời - cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - anh không yêu thương ai hơn cô gái, kể cả có không lấy được nhau.
- Chàng trai yêu thương, chăm sóc, cưng chiều con riêng của cô gái:
Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Bé xinh hãy đưa anh bồng,
Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.
→ Từ đó có thể thấy được tình yêu cao thượng, vị tha, và sâu nặng của chàng trai. Chỉ cần là những gì thuộc về cô gái, anh đều yêu quý, trân trọng.
- Ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, tình huống:
+ Thời gian chờ đợi được tính bằng mùa vụ: Đợi tới tháng năm lau nở, Đợi mùa nước đổ cá về, Đợi chim tăng ló gọi hè,…
+ Thời gian chờ đợi được tính bằng ca đời người: Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông/ Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.
→ Họ yêu nhau tha thiết, thủy chung, mong muốn có thể vượt thoát được sự chia cắt của số mệnh.
- Tác dụng của nghệ thuật điệp ngữ với những câu thơ giàu hình ảnh:
+ Tạo nên giọng điệu tha thiết, mãnh liệt.
+ Thể hiện nỗi đau đớn giằng xé khi buộc phải chia cách của đôi lứa.
+ Khao khát được ở bên nhau, chiến thắng số phận.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây