Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
I. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
- Tính tập thể: được sáng tác bởi tập thể nhân dân lao động, những người bình dân. Ban đầu có thể do một đối tượng sáng tác nhưng sau đó được cả cộng đồng tiếp nhận, trở thành tài sản chung của cả cộng đồng.
- Tính truyền miệng: được truyền từ đời này qua đời khác, từ trí óc của người già sang người trẻ chủ yếu bằng phương thức truyền miệng.
- Tính thực hành - diễn xướng: văn học dân gian thực hiện chức năng sinh hoạt cộng đồng, được nhân dân sử dụng trong đời sống văn hóa cộng đồng như câu chuyện cổ tích bà kể cho cháu trước lúc ngủ, câu ca dao ướm hỏi của chàng trai với cô gái, như các lễ hội văn hóa được tạo dựng dựa trên những truyền thuyết, cổ tích. ...
2. Văn học dân gian Việt Nam có 12 thể loại với 3 loại hình sáng tác: tự sự dân gian, thơ ca dân gian và diễn xướng dân gian. (HS xem lại bài Khái quát văn học dân gian để lập bảng so sánh giữa các thể loại).
3. Bảng tổng hợp, so sánh các thể loại văn học dân gian.
Thể loại | Mục đích sáng tác | Hình thức lưu truyền | Nội dung phản ánh | Kiểu nhân vật chính | Đặc điểm nghệ thuật |
Sử thi (anh hùng) | Ghi lại cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của người Tây Nguyên. | Hát, nói, kể | Phản ánh xã hội Tây Nguyên giai đoạn tiền giai cấp, tiền dân tộc | Người anh hùng kì vĩ, cao đẹp, giàu lí tưởng | Sử dụng thủ pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp tạo ra sự hoành tráng, kì vĩ |
Truyền thuyết | Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện lịch sử | Kể - diễn xướng | Kể về nhân vật lịch sử có thực qua lăng kính hư cấu, tưởng tượng | Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hóa | Có sự tham gia của yếu tố kì ảo |
Truyện cổ tích | Thể hiện ước mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp | Kể | Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chính nghĩa - phi nghĩa | Người con riêng, người con út, người bất hạnh, người nghèo, mụ dì ghẻ,... | Truyện không có thật, kết cấu theo các chặng đường trong cuộc đời của nhân vật. |
Truyện cười | Mua vui, giải trí, châm biếm, phê phán nhằm đưa ra bài học giáo dục trong nội bộ nhân dân hoặc lên án phê phán giai cấp thống trị. | Kể | Những điều trái tự nhiên, thói hư tật xấu trong xã hội. | Kiểu người có thói hư tật xấu (hay khoe của, nói dối, giấu dốt,...) | Ngắn gọn, tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh và đột ngột để gây cười. |
4.
a.
* Ca dao than thân:
- thường là lời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Thân phận của họ bị phụ thuộc vào những người khác trong xã hội. Họ không có quyền định đoạt đối với số phận của chính mình.
- Tác giả bình dân thường sử dụng chủ yếu phép so sánh và ẩn dụ để nói lên thân phận, nỗi lòng của mình (Các bài ca dao bắt đầu với cụm từ "Thân em như...")
* Ca dao yêu thương tình nghĩa:
- Đề cập đến tình yêu, sự thủy chung, nỗi nhớ nhung của đôi lứa, của tình cảm gia đình,...
- Họ thường hay bày tỏ tình cảm của mình thông qua những hình tượng mang tính biểu tượng như cái khăn, dải lụa đào, bến - thuyền,... để thể hiện sự kín đáo, tế nhị của chàng trai - cô gái.
* Ca dao hài hước châm biếm: là tiếng cười tự trào (tiếng cười lạc quan) thể hiện niềm yêu đời, lạc quan của nhân dân hoặc thể hiện tiếng cười châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
b.
Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao là:
- Thường lặp lại mô thức: "Thân em", "Em như", "Cô kia"...
- Sử dụng nhiều các mô-típ biểu tượng: gừng cay - muối mặn, con đò, bến đợi, ngọn đèn, tấm khăn, cái cầu,...
- Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, cường điệu, nói quá, tương phản đối lập.
- Sử dụng chủ yếu thể thơ lục bát gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động.
- Ngôn ngữ giản dị, bình dân, mang đậm tính khẩu ngữ.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1:
a. Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng sử thi là:
- Thủ pháp so sánh:
+ "Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc"
+ "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ" ...
- Thủ pháp phóng đại:
+ "Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh"
+ "Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, đồi tranh bật rễ tung bay..."
- Thủ pháp trùng điệp:
+ "Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía Tây".
+ "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang... Chàng vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ".
b. Nhờ những thủ pháp trên mà hình tượng người anh hùng được tôn vinh mang tầm vóc kì vĩ, lớn lao trong một khung cảnh rất hoành tráng, dữ dội.
Bài 2:
Cái lõi sự thật lịch sử | Bi kịch được hư cấu | Những chi tiết hoang đường, kì ảo | Tính chất của bi kịch | Kết quả của bi kịch | Bài học rút ra |
Cuộc xung đột giữa nước Âu Lạc và quân Triệu Đà (phương Bắc xâm lược) | Bi kịch gia đình, bi kịch quốc gia, bi kịch tình yêu | Thần Kim Quy lẫy nỏ thần, Ngọc Trai - giếng nước, Rùa vàng sẽ sừng tê bảy tấc đưa An Dương Vương xuống biển | Dữ dội, quyết liệt, toàn diện | Mất tất cả: - Gia đình - Đất nước - Tình yêu | - Cảnh giác giữ nước. - Không nên nhẹ dạ cả tin. |
Bài 3: "Đặc sắc nghệ thuật của truyện Tấm Cám thể hiện sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm : từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình".
Hành trình Tấm đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình thể hiện đặc sắc nghệ thuật và tư tưởng xuyên suốt của các câu chuyện cổ tích: tin vào công lí, lẽ phải, quan điểm thiện - ác "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo". Hành chính Tấm đấu tranh được thể hiện qua 3 chặng:
1. Chặng 1: Từ thân phận khổ đau, Tấm trở thành hoàng hậu.
- Thưởng yếm đỏ: Tấm chăm chỉ bắt tép để được thưởng yếm đỏ nhưng bị Cám lừa trút mất giỏ tép.
- Ăn thịt cá bống: Tấm nuôi cá bống nhưng bị mẹ con Cám lừa ăn thịt mất.
- Xem hội: Tấm cũng sắm sửa đi hội nhưng bị mẹ Cám lấy gạo trộn với thóc và bắt nhặt.
- Trở thành hoàng hậu: Tấm đi hội, đánh rơi chiếc giày. Vua nhặt được chiếc giày ấy và mở cuộc thi. Tấm thử giày, vừa chân và trở thành hoàng hậu.
=> Tấm mồ côi, yếu đuối nhưng chăm chỉ hiền lành nên được Bụt giúp.
=> Mẹ con Cám độc ác, tàn nhẫn và luôn đày đọa Tấm về cả vật chất và tinh thần.
2. Chặng 2: Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc.
- Tấm trèo hai cau cúng giỗ bố, bị mẹ Cám chặt cây, ngã mà chết.
- Tấm trải qua 4 lần hóa thân giành lại hạnh phúc:
+ Lần 1: Tấm chết hóa thành vàng anh.
+ Lần 2: Mẹ con cái giết thịt vàng anh, Tấm biến thành cây xoan đào.
+ Lần 3: Mẹ con Cám chặt cây xoan đào làm khung cửi, Tấm hóa thành tiếng kêu cót két nguyền rủa trong khung cửi.
+ Lần 4: Mẹ con Cám đốt khung cửi, đổ tro ra ngoài cung, Tấm hóa thân thành cây thị, quả thị, ngày ngày sống với bà hàng nước.
=> Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám ngày càng gay gắt, quyết liệt nhưng Tấm luôn đấu tranh để đòi lại những gì thuộc về mình.
3. Chặng 3: Tấm trả thù mẹ con Cám.
- Qua miếng trầu têm cánh phượng, vua nhận ra Tấm. Tấm trở lại hoàng cung. Cám hỏi làm sao Tấm trở về và xinh đẹp hơn xưa. Tấm bày cách cho Cám, đào hố, giội nước sôi cho Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.
- Dị bản: Tấm đem Cám làm tương và gửi cho dì ghẻ ăn. Dì ghẻ chết vì biết mình đã ăn thịt con.
=> Mẹ con Cám càng ác, sức sống và tinh thần đấu tranh của Tấm càng mãnh liệt.
4. Kết luận: Trong các chặng Tấm đấu tranh không ngừng ấy có sự phù trợ của lực lượng thần kì nhưng điều đó cũng phần nào thể hiện ước mơ của nhân dân lao động tự ngàn đời là chỉ có những người sống hiền lành lương thiện mới được phù trợ và giúp đỡ. Qua 3 chặng và 4 lần hóa thân của Tấm đã cho thấy sức sống mãnh liệt và tinh thần đấu tranh không ngừng của nhân vật để có được hạnh phúc, công bằng.
Bài 4:
Tên truyện | Đối tượng cười (cười ai?) | Nội dung cười (cười cái gì?) | Tình huống gây cười | Cao trào để tiếng cười "òa" ra |
Tam đại con gà | Anh học trò nghèo "dốt nhưng hay nói chữ" | Thói giấu dốt của con người. | Luống cuống khi không biết đọc chữ "kê". | Khi anh học trò nói: "Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà". |
Nhưng nó phải bằng hai mày | Thầy lí, Cải và Ngô | Tấm bi-hài kịch của việc hối lộ và ăn hối lộ. | Đã đút lót tiền hối lộ mà vẫn còn bị đánh. | Khi thầy lí nói: "Tao biết mày phải... nhưng nó phải bằng hai mày!". |
Bài 5:
a. Câu ca dao có cấu trúc "Thân em như..."
- "Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa"
- "Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày."
- "Thân em như giếng nước giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân".
- "Thân em như hạt cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày."
- "Thân em như cái chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân.
b. Câu ca dao có cấu trúc câu "Chiều chiều..."
- "Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
- "Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng."
- "Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm."
Bài 6:
Vài bài thơ Trung Đại và hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian:
- "Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi".
(Mời trầu - Hồ Xuân Hương)
=> Bài thơ có sử dụng chất liệu dân gian là hình ảnh quả cau và tục nhuộm răng ăn trầu của người Việt cổ.
- "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng"
(Tương tư - Nguyễn Bính)
=> Hình tượng thôn Đoài - thôn Đông gần gũi với cách hóa thân của những chàng trai - cô gái trong ca dao.
- "Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trang giấy điệp".
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
=> Chất liệu văn hóa dân gian được thể hiện qua những hình ảnh Tranh Đông Hồ, những hình ảnh nói về văn hóa lúa nước, về tục viết chữ hay câu đối trên trang giấy vào ngày Tết.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây