Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ôn tập học kì I - Phần 2 SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Chọn tên 2 văn bản truyện trong chủ đề Yêu thương và chia sẻ.
GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm ròn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bứt, chảy mồ hôi.
Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng khôg bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bé vẫn nắm tay ngủ kỹ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhìn thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.
Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trông chậu, lá rung động và hình như sắc lại vì rét.
Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị. Mẹ Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan:
- Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi.
Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo đặt lên đầu phản. Mẹ Sơn đặt cái vỉ buồm lục đống quần áo rét.
Mẹ Sơn giơ lên một cái áo bông cánh đã cũ nhưng còn lành lặn, nói:
- Đây là áo của cô Duyên đây.
Duyên là đứa em gái bé của Sơn, chết từ năm lên bốn tuổi. Mẹ Sơn nhắc đến làm Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá. Vú già là người đã nuôi Duyên từ lúc mới đẻ, với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ:
- Giá bây giờ em nó có còn cũng chả mặc được.
Mẹ Sơn yên lặng không nói gì. Nhưng đến lúc nói với Sơn lại để mặc áo, Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt.
Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:
- Thôi, con đi chơi.
Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất răn lại, và nức nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.
Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già:
- Mợ tôi đi đâu hở vú?
- Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn giỗ đến trưa mới về.
Rồi vú già nhìn rõ vào mặt Sơn, hỏi:
- Có phải cậu đem cho con Hiên cái áo bông cũ phải không?
Sơn ngạc nhiên đáp:
- Phải. Nhưng sao vú biết?
- Con Sinh nó nói với tôi đấy-Sinh là đứa em họ của Sơn, vẫn hay nói hỗn với vú già, nên vú ấy ghét-Nó lại còn bảo hễ mợ về nó sẽ sang mách với mợ cho cậu phải đòn.
Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van:
- Thế bây giờ làm thế nào, hở vú? Mợ tôi biết thì chết.
- Ai bảo cậu dại dột đem cho áo nó? Bây giờ cậu sang bảo cái Hiên trả lại thì không việc gì.
Sơn vội vàng ra chợ tìm cái Hiên nhưng không thấy con bé ở đó. Đến nhà cũng không thấy ai, mẹ nó cũng không có nhà. Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp. Gần đến buổi chiều, Sơn và chị chưa đòi được áo. Lan trách em:
- Sao em lại nghĩ đem cho nó cái áo ấy, có phải bây giờ me mắng chết không.
- Ai bảo chị về lấy? Nếu chị không về lấy thì em biết đâu.
Chị Lan đấu dịu:
- Thôi, bây giờ phải về nhà vậy chứ biết làm thế nào.
- Nhưng mà em sợ lắm.
Chị Lan thở dài, nắm chặt lấy tay em, an ủi:
- Đằng nào cũng phải về cơ mà. May r a có lẽ me không mắng đâu.
Hai chị em lo lắng dắt nhau lẻn về nhà. Đến cửa, Sơn nghe thấy tiếng mẹ nói ở trong với tiếng một người đàn bà khác nữa, nghe quen quen. Lan dắt tay Sơn khép nép bước vào, hai chị em ngạc nhiên đứng sững ra khi thấy mẹ con Hiên đang ngồi ở cái ghế con trên đất trước mặt mẹ, tay cầm cái áo bông cũ.
Thấy hai con về, mẹ Sơn ngửng lên nhìn rồi nghiêm nghị bảo:
- Kìa, hai cô cậu đã về kia. Thế áo bông của tôi đâu mà tự tiện đem cho đấy?
Sơn sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị. Bác Hiên vừa cười vừa nói:
- Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông tôi hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ. Thôi, bây giờ, xin phép mợ tôi về.
Mẹ Sơn hỏi:
- Con Hiên không có cái áo à?
- Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, Chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả. Thành thử vẫn cái áo từ năm ngoái nó mặc mãi.
Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên:
- Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con.
Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo:
- Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?
(Thạch Lam, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, Hà Nội, 2015, tr.119-126)
Hoàn thành nội dung của văn bản trên.
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa khắc họa hình ảnh những người ở làng quê , có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết , yêu thương người khác. Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, .
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
CÂY TRE VIỆT NAM
[...] Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loài khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu, tre cũng sống. Ở đâu, tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Nhà thơ có lần ca ngợi:
Bóng tre trùm mát rượi
Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người hàng nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân:
Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm
Tre với người như thế đã mấy nghìn năm [...]. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày.
Giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt những mối tình quê. Cái thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa:
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng…
Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. Các em bé còn có đồ chơi gì nữa ngoài mấy que chuyền đánh chắt bằng tre.
Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
[…] Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.
Diều bay, diều lá tre bay lưng trời…
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời…
Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre…
[...] Điệu múa sạp tre có từ ngày chiến thắng Điện Biên. Sạp là những thanh tre gõ vào nhau. Tre của những đòn tre đã từng đỡ gánh nặng cho bước chân đi, đến chợ xa hay ra tiền tuyến, hôm nay ca vang gõ nhịp những bước chân ta nhảy múa.
Tre già măng mọc. Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt.
Nhưng, nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, còn mãi với chúng ta, với hạnh phúc, hòa bình.
[...] Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.
Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
1955
(Theo Thép Mới, Cây tre Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.353-357
Hoàn thành những đặc sắc nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam.
- Sử dụng chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa .
- Sử dụng rộng rãi và thành công phép .
- Lời văn giàu cảm xúc và .
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
CÔ TÔ
(Nguyễn Tuân)
Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hoả lực của gió. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim. Gió bắn rát từng chập. Chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn, thì đầu cổ lại bật lên khi gió giật. Gió liên thanh quạt lia lịa vào gối vào ngang thắt lưng, đẩy cả người chạy theo luồng cát mà bạt ra phía sát bờ biển của một bãi dài ba ngàn thước, rộng chừng trăm thước. Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù đã bắt đầu thả hơi ngạt. [...] Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền như vua thuỷ cho các loài thuỷ tộc rung thêm trống trận. [...]
Cuối canh một sang canh hai, bão thực sự bắt đầu. Gác đảo uỷ nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết. Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung. Tiếng gió càng ghê rợn mỗi khi nó thốc vào, vuốt qua những gờ kính nhọn còn dắt ở ô cửa vỡ. Nó rít lên rú lên như cái kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khốc thần kinh. [...]
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khoẻ anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.
Khi mặt trời đã lên một vài con sào, tức là lúc nó trở về sự bình dị hàng ngày, thì tôi đang múc gầu nước giếng dội lên đầu lên cổ lên vai lên lưng, nghĩa là tôi cũng đang đi tắm như mọi người lao động bình thường đang tắm quanh giếng. Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa biển, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi quăng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận bão, hôm nay hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho 18 thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hoà Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền. Anh quẩy nước bên bờ giếng, tôi né ra một bên. Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo gạo bằng nước biển thôi”.
Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
NXB Văn học, Hà Nội, 1986, tr. 116 - 122)
Điền vào chỗ trống.
Văn bản Cô Tô được viết theo thể .
- tiểu thuyết
- truyện ngắn
- kí
Hang Én
Đường tới hang Én phải xuyên qua rừng nguyên sinh, vượt nhiều dốc cao, ngoằn ngoèo, lội khoảng ba mươi quãng suối và sông nên chỉ có một cách di chuyển: đi bộ. Tờ-réc-king hang Én, đối với tôi là một hành trình khám phá thú vị.
Hành trình ấy khởi đầu từ con dốc Ba Giàn dài gần 2 km. Dốc cao và gập ghềnh. Đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chặng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín. Rất nhiều cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loại tầm gửi, có cả phong lan đang nở hoa. Còn có sên, vắt, nhiều loài côn trùng và chim chóc tôi không biết tên… Cảm giác về một cuộc “ngược dòng” tìm về với thuở sơ khai đến với tôi ngay khi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này.
Đi hết dốc Ba Giàn là tới thung lũng Rào Thương, được bao quanh bởi con suối cùng tên. Con đường qua thung lũng trải theo tiếng suối róc rách, thảm cỏ, rồi cây cối rậm rạp, lúp xúp, từ đó vẳng ra tiếng chim kêu đủ giọng. Thích nhất là khi lội qua suối. Nước trong vắt, mát lạnh, thấy cả làn đá cuội nơi đáy suối. Nhiều quãng suối còn nhìn rõ đàn cá bơi liêu xiêu giữa dòng nước chảy xiết như những chiếc lá trúc khô. Yêu vô cùng những đàn bướm đủ màu – vàng, trắng, xanh đen – gặp ven đường, ven suối. Chúng đậu thành từng vạt như đám hoa lá ai ngẫu hứng xếp trên mặt đất. Thấy động, chúng bay lên, lượn vòng, quấn quýt cả vào chân người. Bước đi cùng đàn bướm, ngắm những cánh hồ điệp mong manh giữa không gian trong trẻo, im vắng, tôi ngỡ mình đang đi trong một giấc mộng đẹp.
Lòng hang Én phía trước, nơi rộng nhất khoảng 110 m2, có thể chứa được hàng trăm người. Trần hang hẹp như mái vòm của một thánh đường, nơi cao nhất tương đương với tòa nhà bốn mươi tầng (120 m). Cửa thứ hai thông lên mặt đất như cái giếng trời khổng lồ đón khí trời và ánh sáng. Quãng sông ngầm đỗ lại êm đềm trước thềm hang chính, bờ sông cát mịn thoải dần, nước mát lạnh, trong veo, đáy toàn sỏi, đá đã bào nhẵn tạo thành một bãi tắm thiên nhiên hoàn hảo. Nghe nói thời xa xưa, tộc người A-rem đã sống trong hang Én. Trứng chim từng là một nguồn thực phẩm của họ. Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én”. Cũng nghe kể rằng, trong bản A-rem vẫn còn một vài người có bàn chân mỏng, ngón dẹt – dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét.
Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá… Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để… ngủ tiếp! Bữa tối, một chú én tò mò sa xuống bàn ăn, cánh bị thương không bay lên được. Khi mắt đã quen với ánh đèn, nó ung dung mổ cơm ăn trong lòng tay tôi. Sáng hôm sau, tôi vẫn thấy nó thản nhiên đi lại quanh lều với một bên cánh còn hơi sã xuống. Có lẽ chỉ ngày mai thôi, đôi cánh ấy sẽ lành hẳn.
Vòng ra sau hang Én là bạn có thể bước chầm chậm qua vài trăm triệu năm. Bạn sẽ thấy hàng trăm dải đá san hô uốn lượn thành bao nhiêu tầng, bậc lớn nhỏ, đọng đầy nước nguồn trong vắt tựa như những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp vào mùa nước đổ. Bạn sẽ thấy những “thương hải tang điền” còn hiện hữu trên dải hóa thạch sò, ốc, san hô,… nơi vách đá. Rồi nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy bên những vách núi, sàn hang,… Hô-oát Lim-bơ (Howard Limbert), người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, khẳng định rằng: mỗi xen-ti-mét đá kia phải qua cả trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp mới nên. Và tất cả măng đá, nhũ đá, ngọc động ấy vẫn “sống” trong hành trình tạo tác của tự nhiên. […]
Khi bóng tối trùm kín lòng hang Én, thì khoảng trời phía trên cửa hang thứ hai vẫn sáng rất lâu nên có thể nhìn rõ từng đàn én chao liệng không dứt. Đàn én cuối cùng bay về hang khi nền trời đã sẫm hẳn. Tôi ngồi bệt trên cát, trước mặt là khoảng sông lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẫm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao. Tứ bề tiếng chim líu ríu như ru nhau và ru người. Nửa đêm thức dậy, vẫn nghe tiếng chim chíu chít, tiếng nước chảy âm âm – và cả tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái lều.
Năm giờ, đã thấy sáng bừng cả lòng hang, tưởng người ta bật điện – hóa ra luồng nắng ban mai vàng rỡ rọi chéo từ khoảng trời cao xuống. Trên mặt sông, nắng hòa với hơi nước mỏng, tan dần thành lãng đãng khói mơ. Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sông, rồi ngồi ngay bên bờ cát vục nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết…
(Theo Hà My, Trang thông tin điện tử Sở Du lịch Quảng Bình,
ngày 14/10/2020)
Nội dung của văn bản Hang Én là gì?
Văn bản Hang Én thể hiện vẻ đẹp hoang dã,
- nguyên thủy
- nguyên sơ
- vạn vật
- con người
Văn bản dưới đây là được tạo ra tự động từ nhận diện giọng nói trong video nên có thể có lỗi
- em có gửi lời chào và lời cảm ơn tất cả
- các em đã cùng quay trở lại khóa học Ngữ
- văn lớp 6 của trang web
- lm.vn cô trò chúng mình tiếp tục ôn tập
- học kì 1
- trong video bài giảng lần thứ nhất em đã
- tìm hiểu được về đặc điểm của thể loại
- nội dung cũng như nghệ thuật của các văn
- bản truyện kí trong bài học tôi và các
- bạn và Gõ cửa trái tim
- tiếp tục đến với yêu cầu của bài tập số
- một Chúng mình dễ tìm hiểu đặc điểm của
- các văn bản truyện kí ở bà chủ đề còn
- lại trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 tập
- 1 bộ sách kết nối tri thức Với cuộc sống
- chúng mình nhắc đến bài học chủ đề yêu
- thương và chia sẻ
- có hai văn bản chuyện em được học trong
- chủ đề ở đó là hai văn bản nào
- hay văn bản chuyện mà các em được học
- trong chủ đề yêu thương và chia sẻ chính
- là cô bé bán diêm và gió lạnh đầu mùa
- trước hết chúng ta nói đến văn bản Cô Bé
- Bán Diêm của tác giả Andersen được viết
- theo thể loại truyện ngắn truyện không
- có một lời trữ tình ngoại đề nào của tác
- giả nhưng đã thể hiện niềm thương cảm
- sâu sắc của nhà văn Andersen đối với
- những số phận bất hạnh
- chuyện là một cách nhắc nhở về thái độ
- của con người đối với những người bất
- hạnh trong cuộc sống
- nói đến đặc sắc nghệ thuật của câu
- chuyện này em thấy rằng tác giả đã miêu
- tả rõ nét càng ngộ và nỗi khổ cực của em
- bé bán diêm bằng những chi tiết hình ảnh
- đối lập tác giả cũng sắp xếp trình tự sự
- việc Nhằm khắc họa tâm lý em bé em bất
- hạnh và ở đây là trình tự của những
- người ước mơ mà mỗi lần quẹt que diêm em
- lại thấy thế giới mộng tưởng hiện ra đặc
- sắc nghệ thuật còn phải kể đến trong
- cách sáng tạo kể chuyện mang tính song
- song đối lập giữa một bên là thời tiết
- khắc nghiệt và mọi người xung quanh đầm
- ấm hạnh phúc đối lập với tình cảnh của
- cô bé bán diêm tác giả có cách sáng tạo
- trong cách viết kết chuyện nhìn từ bề
- mặt câu chuyện có kết thúc có hậu như
- bao câu chuyện cổ tích khác khi em bé
- được về với bà được sống trong yêu
- thương mãi mãi không còn nói rét đau
- buồn nào đe dọa họ nữa
- nhưng thực chất Đây là một cái kết không
- có hậu vì em bé đã ra đi mãi mãi hạnh
- phúc mà em bé có được không tồn tại
- trong cuộc đời thật như vậy cô trò chúng
- lễ tổng kết những đặc điểm của văn bản
- Cô Bé Bán Diêm của tác giả Andersen văn
- bản Chuyện thứ hai chục chủ đề yêu
- thương và chia sẻ mà các em còn được tìm
- hiểu nữa đó chính là văn bản gió lạnh
- đầu mùa của tác giả Thạch Lam được viết
- theo thể loại truyện ngắn Em hãy hoàn
- thành nội dung của văn bản Chuyện này
- bằng câu hỏi sau đây
- truyện ngắn gió lạnh đầu mùa đá khắc họa
- hình ảnh những con người ở làng quê
- nghèo khổ có lòng tự trọng và những
- người có điều kiện sống tốt hơn biết sẻ
- chia yêu thương với những người khác đó
- đi cao tinh thần nhân văn biết đồng cảm
- sẻ chia giúp đỡ những người thiệt thòi
- Bất Hạnh
- với nội dung này tác giả thể hiện thành
- công quà Nghệ thuật là phương thức biểu
- đạt tự sự kết hợp với miêu anh Thạch làm
- cũng đặc biệt Thành Công ở giọng văn nhẹ
- nhàng giàu chất thơ mỗi truyện ngắn của
- Thạch Lam mà nát như một bài thơ trữ
- tình đượm buồn Dường Như Thạch làm sinh
- ra để làm sứ mệnh hòa giải giữa thơ và
- văn xuôi giữa hiện thực và lãng mạn một
- đặc sắc nghệ thuật nữa phải kể đến trong
- truyện ngắn này chính là tác giả khắc
- họa thành công tâm lý của nhân vật một
- cách rất tự nhiên tinh tế
- vừa rồi cái em đã tìm hiểu hai văn bản
- chuyện trong chủ đề yêu thương và chia
- sẻ chủ đề thứ tư trong chương trình sách
- Ngữ Văn lớp 6 tập 1 bộ sách kết nối tri
- thức Với cuộc sống mang tên quê hương
- yêu dấu và em được học một văn bản ký
- mang tên cây tre Việt Nam của tác giả
- Thép Mới
- nội dung của văn bản này đề cập đến cây
- Tre những người bạn thân thiết lâu đời
- của người nông dân và nhân dân Việt Nam
- cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm
- chất quý báu cây tre đã trở thành một
- biểu tượng của đất nước Việt Nam còn
- người Việt Nam dân tộc Việt Nam văn bản
- này có những đặc sắc nghệ thuật nào
- văn bản Cây Tre Việt Nam sử dụng chi
- tiết hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu
- tượng đồng thời sử dụng rộng rãi và đặc
- biệt thành công với biện pháp nhân hóa
- tác giả cũng thể hiện lời Văn Giàu cảm
- xúc và nhịp điệu đây là văn bản ký duy
- nhất xuất hiện trong chủ đề quê hương
- yêu dấu Còn hai văn bản thơ Em có thấy
- trong chủ đề này chính là chùm ca dao về
- quê hương đất nước và truyện cổ nước
- mình Cuối cùng đền với chủ đề Xin chào
- đường xứ sở chủ đề thứ 5 trong sách tập
- 1 đầu tiên em thấy văn bản lớn nhắc đến
- là văn bản Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân
- văn bản này được viết theo thể loại nào
- từ văn bản Cô Tô cũng được viết theo thể
- ký ở đó tác giả khắc họa cảnh thiên
- nhiên và sinh hoạt của con người trên
- vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng
- và tươi đẹp bài văn cho ta hiểu biết và
- yêu mến một vùng đất của tổ quốc mang
- tên quần đảo Cô Tô về nghệ thuật văn bản
- thể hiện ngôn ngữ điêu luyện độc đáo của
- Nguyễn Tuân và có thể coi Nguyễn Tuân là
- một định nghĩa vì người nghệ sĩ trong
- quá trình Sáng tạo ngôn ngữ Nguyễn Tuân
- Tự mình sáng tạo dài từ điển tiếng Việt
- về nghệ thuật văn bản Cô Tô cũng miêu tả
- tinh tế chính xác giàu hình ảnh và cảm
- xúc tác giả sử dụng những nghệ thuật
- nhân hóa so sánh ẩn dụ rất đặc sắc
- còn một văn bản ký nữa xuất hiện trong
- chủ đề Những Nẻo Đường xứ sở chính là
- văn bản hành én của tác giả Hà My nội
- dung của văn bản hành Yến là gì
- văn bản cho thấy vẻ đẹp hoang dã Nguyên
- sơ của Hà nghén và thái độ của con người
- trước vẻ đẹp của tự nhiên trong văn bản
- này tác giả sử dụng các từ ngữ giàu hình
- ảnh cảm xúc làm tăng khả năng liên tưởng
- tưởng tượng và khơi gợi tình cảm trong
- lòng người đọc đồng thời với thể ký tác
- giả cũng có lối kể tuyến tính phù hợp
- giúp cho câu chuyện trở nên gần gũi sống
- động và chân thực hơn với người đọc như
- thế cô trò chúng mình đã cùng tổng kết
- về những văn bản truyện kí trong 3 chủ
- đề yêu thương và chia sẻ quê hương yêu
- dấu và những nẻo đường xứ sở những văn
- bản này em có thể chọn làm những văn bản
- tiêu biểu trong mỗi bài học để hoàn
- thành bài tập số 1 của bài ôn tập học kì
- 1 em nhé video bài giảng đến đây là kết
- thúc cô chân thành cảm ơn các em đã chú
- ý theo dõi anh em lại chúng mình trong
- phần tiếp theo của bài học này thì trang
- web lờ chấm vn
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây