Bài học cùng chủ đề
- Nội dung 1. Chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam (1965 - 1973)
- Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"
- Nội dung 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 - 1973)
- Nội dung 1. Chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam (1965 - 1973)
- Nội dung 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 - 1973)
- Nội dung 3. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
- So sánh Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954 và Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973
- Nội dung 3. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
- Nội dung 3. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nội dung 3. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam SVIP
1. Hoàn cảnh
- Bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc, Mĩ buộc phải đàm phán với Việt Nam Dân chủ cộng hòa ở Hội nghị Pari từ ngày 13/5/1968 để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đến ngày 25/1/1969, bắt đầu hội nghị bốn bên (Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Mĩ, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa).
- Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Mĩ liên tiếp thất bại trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", đặc biệt là trong cuộc tiến công chiến lược của ta mùa hè năm 1972. Ta cũng đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại trở lại của Mĩ ở miền Bắc. Phong trào đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược của Mĩ tiếp tục diễn ra trên thế giới và ở cả nước Mĩ.
- Tháng 10/1972, khi nước Mĩ chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử Tổng thống, bản dự thảo Hiệp định Pa-ri được hoàn tất và hai bên đã thỏa thuận ngày kí chính thức. Mĩ trở mặt, gây sức ép buộc ta phải nhân nhượng bằng cách mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B53 vào Hà Nội và Hải Phòng cuối năm 1972. Nhưng chúng đã bị đánh bại, buộc phải kí Hiệp định Pa-ri ngày 27/1/1973.
2. Nội dung cơ bản của Hiệp định
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Cuộc ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam được thực hiện vào 24 giờ, ngày 27/1/1973. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh trong thời hạn 60 ngày kể từ khi kí hiệp định, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Hai miền Nam - Bắc Việt Nam sẽ thương lượng về việc thống nhất đất nước không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Hai bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hòa bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).
3. Ý nghĩa của Hiệp định
- Đây là văn bản pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
- Hiệp định Pari là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao; là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường và bất khuất của quân dân ở hai miền đất nước.
- Hiệp định đã mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút".
- Hiệp định Pari được kí kết đã giúp thay đổi so sánh lực lượng theo hướng có lợi cho cách mạng Việt Nam, tạo thế và lực để quân dân Việt Nam tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây