Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nhật kí trong tù (Phần 1) SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác của "Nhật kí trong tù":
- Ngày 28/1/1941, sau ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày 13/8/1942, Nguyễn Ái Quốc - lúc này lấy tên là Hồ Chí Minh - lên đường đi Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, ngày 27/8/1942, vừa tới xã Túc Vinh, một thị trấn thuộc huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây, Người bị bọn hương cảnh Trung Quốc bắt giữ vì bị tình nghi là "Hán gian". Chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm và đày đọa người trong mười ba tháng, giải qua giải lại gần mười tám nhà giam của mười ba huyện. Trong điều kiện bị giam cầm, chờ đợi ngày được trả lại tự do, Hồ Chí Minh đã làm thơ để ghi lại những ngày tháng trong tù ngục, đồng thời thể hiện ý chí và bày tỏ nỗi lòng của mình. Đến ngày 10/9/1943, Người được trả tự do và tập nhật kí kết thúc.
b. Xuất xứ của "Lai Tân" và "Ngắm trăng":
- Hai bài thơ Ngắm trăng và Lai Tân được trích từ tập Nhật kí trong tù.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Bài thơ Ngắm trăng
a. Đặc điểm thể thơ:
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Người viết bài thơ khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Hoàn cảnh ngắm trăng trong chốn lao tù cho thấy người viết vừa có nghị lực, ý chí mạnh mẽ, vừa có tâm hồn lãng mạn, yêu thiên nhiên say đắm. Đây cũng chính là "chất thép" gián tiếp trong thơ Hồ Chí Minh mà Hoài Thanh đã từng nhận xét.
c. Đối chiếu phần Phiên âm với phần Dịch nghĩa và Dịch thơ:
- Các yếu tố Hán Việt được dẫn ra trong phần Phiên âm là: ngục (tù ngục), trung (trong), vô (không), tửu (rượu), hoa (bông hoa), nhân (người), hướng (hướng tới), song (cửa sổ), tiền (phía trước), khán (nhìn), minh (sáng), nguyệt (trăng), thi (thơ), gia (nhà).
- Đối chiếu với phần Dịch nghĩa và Dịch thơ có thể thấy: Nhìn chung, phần Dịch nghĩa và Dịch thơ đã khá sát với nguyên tác (phần Phiên âm). Duy chỉ có dòng thơ thứ hai phần Dịch thơ là chưa thể hiện được sự phân vân, băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước cảnh đẹp ấy.
d. Mạch cảm xúc và kết cấu bài thơ:
Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo bố cục của bài thơ:
- Hai dòng đầu: Hai dòng thơ đầu nêu lên bối cảnh ngắm trăng và tâm trạng băn khoăn, phân vân, khó xử của người viết:
+ Bối cảnh ngắm trăng: Thi nhân bị nhốt trong ngục tù.
+ Lí do khiến thi nhân băn khoăn, phân vân, khó xử:
=> Tâm trạng ấy cho thấy thi nhân là người rất yêu, tôn trọng và quý mến vầng trăng; đồng thời, đó cũng là người có một tâm hồn lãng mạn, tinh tế; đậm chất thi sĩ,...
- Hai câu sau:
+ Hai dòng thơ cuối bài thơ thể hiện vẻ đẹp ung dung, tự tại của chủ thể trữ tình: Quên đi cảnh ngục tù, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn để ngắm trăng, để giao hòa với thiên nhiên; hơn nữa, thi nhân còn tưởng tượng trăng dường như cúng có hồn, cũng biết nhòm qua khe cửa, say sưa ngắm nhà thơ qua khe cửa nhà tù.
+ Trong tâm hồn nhà thơ, trăng và người dường như đã thành đôi tri kỉ, cùng hướng về nhau, cùng sau sưa mà ngắm nhìn nhau bất chấp ngoại cảnh bị giam cầm, cản trở,...
=> Tình yêu thiên nhiên của thi nhân vượt thoát ra khỏi không gian vây hãm của nhà tù. Bởi cánh cửa ngục tù ấy, chỉ giam được thể xác, chứ không thể giam giữ nổi tinh thần, tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của thi nhân. Và chính tình yêu thiên nhiên sâu sắc ấy đã giúp cho thi nhân thực hiện thành công một cuộc vượt ngục tinh thần.
e. Nhận xét:
- Bài thơ Ngắm trăng đã thể hiện rất rõ đặc điểm phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Hình thức:
+ Nội dung: Bài thơ phản ánh tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn với cái đẹp, với thiên nhiên nhưng cũng thể hiện một ý chí kiên cường và nhân cách cao đẹp của một bậc "đại nhân, đại trí, đại dũng" trong hoàn cảnh cực khổ chốn lao tù,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây