Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Một thời đại trong thi ca (Phần 1) SVIP
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
(Phần 1)
Hoài Thanh
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả
- Hoài Thanh (1909 – 1982), tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên; quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An; xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.
- Là nhà phê bình văn học xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
- Tác phẩm: Văn chương và hành động, Thi nhân Việt Nam, Có một nền văn hoá Việt Nam, Phê bình và tiểu luận,...
- Năm 2000 ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
- Là bài tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam.
- Đây là công trình mang tính chất của một bản “tổng kết” về phong trào Thơ mới ngay trong thời kì phát triển đỉnh cao của nó.
- Thể loại: Phê bình văn học.
- Phương thức biểu đạt:
- Bố cục: 3 phần
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
1. Nhan đề Một thời đại trong thi ca
-
Nhan đề thể hiện nhận định khái quát của tác giả về phong trào Thơ mới với sự xuất hiện của nhiều tác giả, nhiều phong cách, nhiều nội dung phong phú.
-
Cho thấy sự đề cao, khẳng định và thái độ trân trọng của tác giả khi ghi nhận đây là một “thời đại” trong thi ca - dấu ấn quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
2. Khẳng định sự phong phú và sự chiến thắng của thơ mới đối với thơ cũ
- Lí lẽ:
- Bằng chứng:
- Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. [...]
=> Bằng chứng cụ thể cho thấy sự phong phú và đặc sắc trong cá tính sáng tạo của các tác giả thơ mới.
3. Tinh thần thơ mới thể hiện ở chữ "tôi" cá nhân
a. Khó khăn khi xác định tinh thần thơ mới
- Bằng chứng: Thơ Xuân Diệu, thơ của một nhà thơ cũ.
- Lí lẽ: Cả thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở.
-
Giá trong thơ cũ chỉ có những trần ngôn sáo ngữ, những bài thơ chúc tụng, những bài thơ vịnh hết cái này đến cái nọ, mà các nhà thơ mới lại chỉ làm những bài kiệt tác thì cũng tiện cho ta biết mấy. Khốn nỗi, cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào…
=> Ranh giới giữa thơ mới thơ cũ không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận ra - hôm nay phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ.: Thơ mới lại mang đặc điểm của thơ cũ và thơ cũ đã có những đặc điểm của thơ mới.
=> Khó khăn để xác định tinh thần thơ mới một cách đầy đủ, khái quát.
b. Căn cứ xác định tinh thần thơ mới
=> Tác giả đã chỉ ra căn cứ xác định tinh thần thơ mới bằng cách nhìn khoa học, mang tính toàn diện, khách quan.
c. Tinh thần thơ mới.
- Lí lẽ:
-
Nhận định về thơ cũ và thơ mới: Thơ cũ chính là “cái ta”. Thơ mới chính là “cái tôi”.
-
Tinh thần thơ mới: Chữ tôi. Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó.
-
Cách hiểu về chữ tôi trong tương quan so sánh với chữ ta.
Giống nhau: Giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như chữ "tôi" vẫn giống chữ "ta".
Khác nhau:
* Về đối tượng:
Thơ cũ:
- Không có cá nhân chỉ có đoàn thể, lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả.
Thơ mới:
- Quan niệm cá nhân, gắn liền với cá nhân, cá thể của bản thân.
* Về cách thể hiện:
Thơ cũ:
- Không tự xưng hoặc ẩn mình sau chữ ta.
- Thảng hoặc hoặc cũng ghi hình ảnh họ...thảng trong văn thơ họ cũng dùng đến chữ tôi...Song.. không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyện với mình, hay - thì cũng thế - với tất cả mọi người.
Thơ mới:
- Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện một cách đường hoàng độc lập.
=> Thơ cũ là tiếng nói của cái ta, gắn liền với đoàn thể, cộng đồng, dân tộc. Thơ mới là tiếng nói của cái tôi với nghĩa tuyệt đối, gắn liền với cái riêng, cái cá nhân, cá thể.
=> Biện pháp so sánh được kết hợp chặt chẽ với cái nhìn biện chứng, lịch sử, nhiều chiều đã giúp tác giả đặt cái tôi trong mối quan hệ đối chiếu với cái ta, đặt cái tôi trong mối quan hệ với thời đại,... Chính vì đề cao giải phóng cái tôi nên thơ mới có sự xuất hiện của nhiều phong cách nghệ thuật riêng biệt, làm nên sự phong phú của cả nền thơ.
d. Hành trình vận động của cái tôi thơ mới.
- Ban đầu: Nó thực bỡ ngỡ, như lạc loài nơi đất khách vì bị mọi người khó chịu, ác cảm.
- Sau này: Nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá! => Mọi người quen dần và thương cảm.
=> Tác giả đã đặt cái tôi trong cái nhìn lịch sử để xem xét, đánh giá.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây