Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Một số dao động điều hòa thường gặp SVIP
I. CON LẮC ĐƠN
1. Cấu tạo của con lắc đơn
Hệ vật gồm một vật nhỏ, khối lượng $m$, treo ở đầu một sợi dây mảnh, không dãn có chiều dài $l$ được gọi là con lắc đơn.
Con lắc đơn
O là vị trí cân bằng của con lắc. Khi quả cầu được kéo lệch khỏi vị trí cân bằng với biên độ nhỏ, con lắc đơn sẽ dao động điều hòa.
2. Chu kì của con lắc đơn
Chu kì dao động của con lắc đơn:
\(T=2\pi\sqrt{\dfrac{l}{g}}\)
Trong đó:
- $l$ là chiều dài dây treo, đơn vị đo là m.
- $g$ là gia tốc rơi tự do tại nơi treo con lắc, đơn vị đo là m/s2.
- $T$ là chu kì dao động của con lắc, đơn vị đo là s.
Câu hỏi:
@201123275628@
II. CON LẮC LÒ XO
1. Cấu tạo của con lắc lò xo
Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng $m$ và lò xo độ cứng $k$ có một đầu gắn cố định.
Con lắc lò xo thẳng đứng (bên trái) và con lắc lò xo nằm ngang (bên phải)
Vị trí cân bằng của con lắc lò xo là vị trí mà tại đó các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau, vật đứng yên. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng rồi buông tay, dưới tác dụng của lực đàn hồi hướng về vị trí cân bằng, vật sẽ dao động điều hòa theo phương của trục lò xo.
2. Chu kì của con lắc lò xo
Chu kì của con lắc lò xo:
\(T=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}}\)
Trong đó:
- $k$ là độ cứng của lò xo, đơn vị N/m.
- $m$ là khối lượng của vật gắn với lò xo, đơn vị đo là kg.
- $T$ là chu kì dao động của con lắc, đơn vị đo là s.
➝ Chu kì dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo đều không phụ thuộc vào biên độ dao động mà chỉ phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo của các con lắc.
Câu hỏi:
@201123276985@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây