Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Mol và tỉ khối chất khí SVIP
I. KHÁI NIỆM MOL
Mol là lượng chất chứa 6,022.1023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử hoặc ion) của chất đó.
Số 6,022.1023 được gọi là hằng số Avogadro - N.
Ví dụ:
- 1 mol nguyên tử nhôm (Al) có chứa 6,022.1023 nguyên tử nhôm.
- 1 mol phân tử sodium chloride (NaCl) có chứa 6,022.1023 nguyên tử NaCl.
Câu hỏi:
@201064483960@
II. KHỐI LƯỢNG MOL
Khối lượng mol là khối lượng (tính bằng gam) của 1 mol chất, tức là của N nguyên tử hoặc phân tử.
Kí hiệu: M.
Đơn vị: gam/mol.
- Khối lượng mol bằng trị số với khối lượng nguyên tử hoặc phân tử, chỉ khác đơn vị.
Ví dụ: Khối lượng của N nguyên tử carbon.
III. CHUYỂN ĐỔI GIỮA SỐ MOL CHẤT VÀ KHỐI LƯỢNG
- Công thức tính khối lượng mol:
\(M=\dfrac{m}{n}\)
Trong đó:
+ M là khối lượng mol (gam/mol)
+ m là khối lượng chất (gam)
+ n là số mol
Ví dụ: Tính khối lượng mol của nguyên tố magnesium (Mg), biết rằng 0,5 mol magnesium có khối lượng là 12 gam.
Áp dụng công thức khối lượng mol (M), ta có:
\(M=\frac{m}{n}\)
Thay số, ta có:
\(M=\frac{12}{0,5}=24\)
Vậy khối lượng mol của magnesium (Mg) là 24 g/mol.
Câu hỏi:
@201064517661@
IV. THỂ TÍCH MOL CỦA CHẤT KHÍ
Thể tích mol là thể tích 1 mol khí (tức 6,022.1023 phân tử) chiếm được trong điều kiện xác định.
Các chất khí khác nhau nhưng ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất sẽ có thể tích mol bằng nhau.
V. CHUYỂN ĐỔI GIỮA LƯỢNG CHẤT VÀ THỂ TÍCH CHẤT KHÍ
Ở điều kiện chuẩn (25 oC, 1 bar), 1 mol khí bất kỳ chiếm 24,79 L, nên:
\(V=24,79.n\)
Ví dụ: Tính thể tích của 0,25 mol khí oxygen (O2) ở điều kiện chuẩn.
Áp dụng công thức về thể tích mol của chất khí:
\(V=24,79.n\)
Thay số, ta có:
\(V=24,79.0,25=6,1975\) \(L\)
Vậy thể tích của 0,25 mol khí oxygen ở điều kiện chuẩn là 6,1975 L.
Câu hỏi:
@201064597396@
VI. TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
Để xác định khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa khối lượng mol:
\(d_{A/B}=\dfrac{M_A}{M_B}\)
Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta tính tỉ khối của khí A so với không khí:
\(D_{A / k k} = \frac{M_{A}}{29}\)
Ví dụ: Khí carbon dioxide (CO2) nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
Bước 1: Tính khối lượng phân tử của CO2.
Phân tử CO2 gồm 1 nguyên tử carbon (C) và 2 nguyên tử oxygen (O).
\(M_{CO_2}=12+2.16=44\) g/mol
Bước 2: Tính tỉ khối của CO2 so với không khí.
\(D_{CO_2/kk}=\frac{M_{CO_2}}{29}=\frac{44}{29}=1,52\)
Vậy, khí CO2 nặng hơn không khí khoảng 1,52 lần.
Câu hỏi:
@201001634533@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây