Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Mã đề 0828_ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2025 SVIP
Ngày 19 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Tháng 2 – 1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng là đánh đuổi đế quốc xâm lược, xóa bỏ tàn tích phong kiến, làm cho người cày có ruộng; Tháng 9 – 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng chủ trương thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam – Bắc. Những sự kiện trên là minh chứng cho tư tưởng chỉ đạo nào sau đây của Đảng?
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Nhận định nào sau đây là đúng về quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh?
Sự kiện Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1995) có ý nghĩa nào sau đây?
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986 đến nay)?
Năm 1917, Chính quyền Xô viết được thành lập ở quốc gia nào sau đây?
Năm 1967, quốc gia nào sau đây tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?
Nội dung nào sau đây là thành tựu cơ bản của cuộc Đổi mới ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2006?
Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị I-an-ta (2 – 1945) là nhanh chóng
Trong những năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu có hoạt động đối ngoại nào sau đây?
Năm 1975, quân dân Việt Nam giành thắng lợi trong chiến dịch
Quá trình chuẩn bị cho cách mạng giải phóng dân tộc trong những năm 1941 – 1945, thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của Việt Nam không có điểm tương đồng nào sau đây?
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi (1427) gắn liền với vai trò lãnh đạo của
Năm 2015, các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á họp tại Ma-lai-xi-a tuyên bố thành lập
Trong giai đoạn 1996 – 2006 của công cuộc Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương đẩy mạnh
Ở Việt Nam, ngày 19 – 8 – 1945, địa phương nào sau đây giành được chính quyền?
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (1991)?
Đối với quốc tế, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam có ý nghĩa lịch sử nào sau đây?
Nhà Lý thực hiện kế sách “Tiên phát chế nhân” trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào sau đây?
Trong việc thực thi chủ quyền trên Biển Đông, năm 1982, Chính phủ Việt Nam quyết định
Tổ chức nào sau đây được thành lập (1945) với mục tiêu thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
Cho đoạn tư liệu sau đây, mỗi ý chọn đúng hoặc sai.
“[...] ý chí quyết tâm hy sinh vì nền độc lập, niềm tin sắt đá vào sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên sức mạnh làm điểm tựa cho cuộc đấu tranh ngoại giao. [...] Những chiến thắng trên chiến trường tạo nên sức nặng cho tiếng nói trong thương lượng, đem lại ưu thế trong đàm phán với đối phương. Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa đúng một ngày trước khi Hội nghị Giơ-ne-vơ [Giơ-ne-vơ] về Đông Dương nhóm họp đã nâng cao vị thế của Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã buộc chính quyền Johnson [Giôn-xơn] phải ngồi vào bàn đàm phán. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 đã kết thúc quá trình hòa đàm Paris [Pa-ri]”.
(Vũ Dương Ninh, Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940 – 2020), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.423 – 424)
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng và giải phóng (1945 – 1975) ở Việt Nam chứng tỏ đấu tranh chính trị là yếu tố trực tiếp đưa tới việc kí kết các hiệp định hòa bình. |
|
b) Theo đoạn tư liệu trên, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã buộc chính quyền Giôn-xơn phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pa-ri. |
|
c) Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam đều được kí kết sau khi Việt Nam giành được những thắng lợi lớn về quân sự. |
|
d) Cục diện vừa đánh, vừa đàm trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) tiếp tục được Đảng vận dụng khéo léo và thành công trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). |
|
Cho đoạn tư liệu sau đây, mỗi ý chọn đúng hoặc sai.
“Trong 15 năm đầu (1986 – 2000) đổi mới nói riêng, thời kì đổi mới nói chung, Việt Nam đã có những bước đi thận trọng, hợp quy luật. Ngay từ đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú trọng lấy đổi mới kinh tế làm nhiệm vụ trung tâm, đồng thời coi trọng đổi mới chính trị, xã hội, văn hóa và những bước đi và nhận thức phù hợp. Việt Nam [...] tiến hành theo phương thức "vừa thử nghiệm vừa điều chỉnh", và chú ý tổng kết những kinh nghiệm sáng tạo của nhân dân trong nước, vừa đẩy mạnh nghiên cứu lí luận và tham khảo thêm kinh nghiệm của nước ngoài; [...] kết hợp hài hòa những thành quả của quá trình đổi mới với truyền thống dân tộc và đặc điểm riêng của mình”.
(Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam, tập 15, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr.420)
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Ngay từ đầu công cuộc Đổi mới, Đảng kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, xã hội, văn hóa. |
|
b) Đoạn tư liệu trên ghi nhận: Trong 15 năm đầu của công cuộc Đổi mới (1986 – 2000), Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ trung lập đổi mới chính trị làm nhiệm vụ trung tâm. |
|
c) Những thành quả của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1986 – nay) chứng tỏ mỗi quan hệ biện chứng giữa đổi mới với ổn định và phát triển đất nước. |
|
d) Đường lối đổi mới đất nước tiếp tục được bổ sung và phát triển qua nhiều kì đại hội của Đảng (1991 – 2021), theo phương thức “vừa thử nghiệm vừa điều chỉnh”. |
|
Cho thông tin, tư liệu sau đây, mỗi ý chọn đúng hoặc sai.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7 – 1973) xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng hai miền Nam – Bắc sau Hiệp định Pa-ri như sau:
"Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Bất kể trong tình huống nào, ta vẫn phải kiên định con đường cách mạng bạo lực, giữ vững chiến lược tiến công. [...] Kết hợp chặt chẽ ba mặt trận đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao để đưa cách mạng miền Nam tiến lên...
Nhiệm vụ của miền Bắc là phải tranh thủ những điều kiện thuận lợi hiện có, đẩy mạnh việc chi viện cho cách mạng miền Nam, đồng thời ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, làm cho miền Bắc xã hội chủ nghĩa luôn luôn là căn cứ địa vững chắc cho cuộc đấu tranh hoàn thành độc lập...”.
(Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945–1975 – Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.169)
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Theo đoạn tư liệu trên, nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam (từ tháng 7 – 1973) là “tiếp tục thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. |
|
b) Nghị quyết 21 của Đảng là một trong những văn kiện chỉ đạo cách mạng cả nước thực hiện nhiệm vụ chiến lược ở giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. |
|
c) Trong bối cảnh cách mạng miền Nam sau Hiệp định Pa-ri, Nghị quyết 21 của Đảng tạo được thế và lực mới, mở ra thời cơ tiến công chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam. |
|
d) Trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945 – 1975), để thống nhất lãnh thổ, nhân dân Việt Nam buộc phải dùng bạo lực cách mạng, không thể trông chờ vào kết quả của một giải pháp hòa bình từ các hội nghị quốc tế. |
|
Cho bảng thông tin sau đây, mỗi ý chọn đúng hoặc sai
Thời gian | Nội dung |
1945 - 1960 | Nhiều nước Đông Nam Á giành và giữ được độc lập. |
Năm 1967 | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập. |
Năm 1976 | Hiệp ước Ba-li được kí kết. |
Năm 1989 | Mỹ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. |
1990 - 1991 | Hiệp định hoà bình về Cam-pu-chia được kí kết; Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ ngoại giao. |
Năm 1995 | Việt Nam gia nhập ASEAN. |
a) Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết và việc Việt Nam gia nhập ASEAN chứng tỏ mục tiêu hợp tác sâu rộng và toàn diện của tổ chức này đã hoàn thành. |
|
b) Theo bảng thông tin trên, năm 1991, Mỹ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. |
|
c) Điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của ASEAN là các nước sáng lập đã giành và giữ được độc lập. |
|
d) Mặc dù bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, quá trình hình thành và mở rộng thành viên của ASEAN vẫn diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. |
|
Cho đoạn tư liệu, trả lời các câu sau.
“[…] Mang trong mình bản sắc của dân tộc, bất bình trước cảnh nô lệ làm than của nhân dân ta, người thanh niên yêu nước và tiên tiến Hồ Chí Minh với khát vọng dân tộc nóng bỏng chỉ có một mong muốn duy nhất là làm sao cho dân tộc được độc lập, đồng bào được tự do đã quyết định chọn con đường cách mạng vô sản, con đường giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người một cách triệt để.
[…] Độc lập, tự do là một động lực, là mục tiêu lý tưởng, là lẽ sống của Hồ Chí Minh – người yêu nước – cộng sản Việt Nam”.
(Lê Mậu Hãn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr.349-350)
Nội dung nào sau đây là yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc vào năm 1920?
Theo đoạn tư liệu, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng
Nội dung nào sau đây khái quát đúng về hành trình thực hiện khát vọng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội cho dân tộc Việt Nam trong cuộc đời hoạt động sự nghiệp của Hồ Chí Minh?