Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết về các biện pháp tu từ (Phần 2) SVIP
1. BIỆN PHÁP TU TỪ ĐẢO NGỮ:
- Khái niệm:
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh nội dung biểu đạt.
+ Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Ví dụ: "Bạc phơ mái tóc người cha" (Tố Hữu)
=> Trong câu thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ - đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh đặc điểm mái tóc đã bạc trắng của người cha.
2. CÂU HỎI TU TỪ:
- Khái niệm: Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi không nhằm mục đích để hỏi mà để biểu thị những mục đích nói khác nhau của người dùng ngôn ngữ.
- Tác dụng:
- Ví dụ: "Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?" (Ca dao)
=> Câu hỏi tu từ trên dùng để biểu lộ tâm tư nhớ thương da diết của nhân vật trữ tình trong câu thơ.
3. CHƠI CHỮ:
- Khái niệm: Chơi chữ là một biện pháp tu từ sử dụng các đặc điểm về âm và nghĩa của từ ngữ (cụ thể là khai thác hiện tượng đồng âm, trại âm (gần âm), điệp âm) hoặc sự đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa của từ ngữ).
- Tác dụng:
- Ví dụ: Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần.
=> Lối chơi chữ được xây dựng bằng cách khai thác hai từ gần âm là "tài" và "tai" nhằm nhấn mạnh tài năng có thể đem lại vinh quang nhưng cũng thường kéo theo vô vàn những tai ương, hệ lụy.
4. ĐIỆP THANH:
- Khái niệm:
- Tác dụng:
+ Tạo nhạc tính, nâng cao hiệu quả diễn đạt cho câu.
+ Nhấn mạnh cảm xúc, nội dung mà câu biểu thị.
- Ví dụ: "Ô hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông" (Tỳ bà - Bích Khê)
=> Câu thơ sử dụng phép điệp toàn thanh bằng vừa tạo nên sự nhẹ nhàng, du dương, sâu lắng; vừa gợi cảm giác man mác buồn trong không gian mùa thu mênh mông ngập tràn sắc vàng của lá.
5. ĐIỆP VẦN:
- Khái niệm: Điệp vần là biện pháp tu từ lặp lại một âm vần hoặc một chuỗi âm vần trong câu nhằm tạo nhạc tính, nâng cao hiệu quả diễn đạt cho câu.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh nội dung biểu thị.
+ Tạo nhạc tính, tăng sức hài hòa về mặt âm vần cho câu; làm cho câu văn gợi hình, gợi cảm hơn.
- Ví dụ:
6. ĐIỆP TỪ (ĐIỆP NGỮ):
- Khái niệm:
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh một đối tượng nào đó, làm cho nó trở nên nổi bật và dễ nhớ hơn.
+ Tạo nhịp điệu giúp đoạn văn, đoạn thơ trở nên hài hòa hơn.
+ Tăng tính biểu cảm giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về cảm xúc và ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.
- Ví dụ: Học, học nữa, học mãi. (Lênin)
=> Biện pháp tu từ điệp ngữ: Từ "học " được lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học và khẳng định việc học là việc suốt đời.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây