Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết bài học SVIP
1. Bản quyền nội dung thông tin
- Bản quyền nội dung thông tin là quyền của tác giả cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng nội dung thông tin.
+ Nội dung thông tin được thể hiện dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh hay đa phương tiện,...
+ Tác giả (cá nhân hoặc tổ chức sở hữu nội dung thông tin) có quyền cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng nội dung thông tin của mình.
- Chỉ được sử dụng nội dung thông tin khi được phép.
Ví dụ về quyền tác giả: Tác giả A thấy tác phẩm Z của mình bị sao chép vào tác phẩm Y của tác giả B mà chưa đc cho phép nên tác giả A yêu cầu gỡ bỏ tác phẩm Y.
2. Truy cập và bảo mật nội dung thông tin
- Khi sử dụng nội dung thông tin cần được cho phép và ghi rõ nguồn.
Ví dụ:
+ Khi trình bày một bài thơ sưu tầm, cần ghi rõ tên tác giả hoặc ghi nguồn là "sưu tầm" trong trường hợp không rõ tên tác giả.
+ Người sử dụng có thể không trích dẫn nguyên văn mà diễn đạt lại nội dung thông tin bằng ngôn ngữ của mình. Trường hợp này cũng cần ghi nguồn, chẳng hạn như "phỏng theo truyện Rùa và Thỏ".
- Khi truy cập nội dung thông tin của người khác mà không được phép, dù vô tình hay cố ý, đều là hành vi vi phạm đạo đức. Ví dụ như sao chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
- Trong quá trình tạo ra nội dung thông tin, cần có ý thức giữ gìn, bảo mật thông tin.
- Tác giả có thể ghi tên hoặc đăng kí bản quyền để bảo vệ quyền tác giả đối với nội dung thông tin.
3. Tôn trọng tính riêng tư và bản quyền nội dung thông tin
- Tôn trọng tính riêng tư và bản quyền nội dung thông tin như:
+ Chỉ sử dụng khi được cho phép: Khi muốn sử dụng thông tin hay hình ảnh của người khác, em cần xin phép người tạo ra nội dung đó. Điều này thể hiện sự tôn trọng công sức và quyền sở hữu của họ.
+ Ghi nguồn thông tin: Nếu em sử dụng thông tin từ sách, báo, trang web hay bất kỳ nguồn nào, em cần ghi rõ nguồn gốc của thông tin đó. Điều này giúp mọi người biết được thông tin đó từ đâu và thể hiện em là người có trách nhiệm.
+ Diễn đạt lại và ghi "phỏng theo": Khi em lấy ý tưởng hoặc thông tin từ một nguồn nào đó và viết lại theo cách của mình, em nên ghi chú rằng đó là "phỏng theo" nội dung gốc. Việc này giúp người khác hiểu rằng em đã tham khảo ý tưởng từ đâu và em không sao chép nguyên văn.
Ví dụ:
+ Bình đã đọc nhật kí của An và kể lại cho các bạn khác, đây là hành vi vi phạm tính riêng tư.
+ Hoa lấy bức tranh của Minh mà chưa hỏi ý kiến là việc làm sai. Hoa cần được Minh cho phép sử dụng bức tranh đó. Khi đã được Minh cho phép sử dụng, Hoa cần ghi rõ Minh là tác giả của bức tranh. Đó là hành động tôn trọng bản quyền nội dung thông tin.
- Trong thực tế, khi gặp những hiện tượng sai trái, gian dối trong học tập và đời sống như xem thư riêng hay sao chép tệp của bạn,... mà chưa có sự đồng ý thì em cần thể hiện rõ thái độ không đồng tình, góp ý, nhắc nhở để hiện tượng đó không tiếp diễn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây