Bài học cùng chủ đề
- Lý thuyết Bài 26. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 1)
- Lý thuyết Bài 26. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 2)
- Lý thuyết Bài 26. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 3)
- Luyện tập Bài 26. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 1)
- Luyện tập Bài 26. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 26. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng (phần 3) SVIP
2. Vấn đề phát triển dịch vụ
- Đồng bằng sông Hồng có ngành dịch vụ phát triển mạnh, đóng góp 42,1% vào GRDP của vùng (năm 2021).
- Cơ cấu ngành đa dạng và đang phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập.
- Một số ngành dịch vụ nổi bật: giao thông vận tải, thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông,...
a. Giao thông vận tải
- Giao thông vận tải ở Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại, với đầy đủ các loại hình giao thông.
* Đường ô tô:
- Phát triển nhanh cả về mạng lưới và chất lượng.
+ Các tuyến cao tốc: Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Móng Cái, Hà Nội - Lào Cai,...
+ Các tuyến quốc lộ: quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng), quốc lộ 10 (Ninh Bình - Hải Phòng), quốc lộ 18 (Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương),...
⇒ Giúp kết nối các địa phương trong vùng với cả nước cũng như quốc tế.
* Đường sắt:
- Hệ thống đường sắt phát triển.
- Thủ đô Hà Nội là đầu mối đường sắt lớn nhất cả nước.
+ Từ Hà Nội, có các tuyến đường sắt đi Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Nguyên.
+ Tuyến đường sắt trên cao (Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội) góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội.
* Đường hàng không:
- Giao thông đường hàng không phát triển nhanh.
- Đồng bằng sông Hồng có 3 cảng hàng không quốc tế:
+ Nội Bài (Hà Nội).
+ Cát Bi (Hải Phòng).
+ Vân Đồn (Quảng Ninh).
* Đường biển:
- Giao thông đường biển trong vùng phát triển mạnh.
- Vùng có 4 cảng biển, với nhiều bến cảng, trong đó có Cảng Hải Phòng là cảng đặc biệt, cảng Quảng Ninh là cảng loại I.
- Các tuyến đường biển quốc tế quan trọng: Hải Phòng đi Hồng Công, Thượng Hải, Tô-ky-ô, Vla-đi-vô-xtốc,...
- Các tuyến đường biển nội địa từ Hải Phòng đi Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,...
* Đường sông:
- Các tuyến giao thông đường sông như: sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy, sông Thái Bình,... có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa ở vùng.
* Tình hình phát triển ngành giao thông vận tải ở Đồng bằng sông Hồng:
- Vùng có khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển lớn, chiếm tỉ trọng cao so với cả nước. Năm 2021, vùng chiếm 44,9% khối lượng hành khách vận chuyển và 36,4% khối lượng hàng hóa vận chuyển của cả nước.
- Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng.
b. Thương mại
- Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh, cả nội thương và ngoại thương.
* Nội thương:
- Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở các địa phương, hàng hoá phong phú, không ngừng nâng cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
- Hình thức buôn bán đa dạng và ngày càng hiện đại hơn (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, thương mại điện tử,...).
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh, năm 2021 chiếm 25,9% so với cả nước.
- Hà Nội là trung tâm thương mại lớn nhất vùng.
* Ngoại thương:
- Trị giá xuất khẩu tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao trong cả nước. Năm 2021, vùng chiếm gần 35% trị giá xuất khẩu của cả nước.
- Các địa phương có trị giá xuất khẩu cao nhất trong vùng là Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương.
c. Du lịch
- Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, phát triển dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa phong phú.
- Loại hình du lịch trong vùng rất đa dạng, trong đó du lịch biến đảo, du lịch văn hóa là thế mạnh.
- Doanh thu du lịch lữ hành chiếm tỉ trọng cao trong cả nước.
- Các điểm du lịch nối tiếng là vịnh Hạ Long, Tràng An, Cát Bà, Cúc Phương,...
- Các trung tâm du lịch lớn là Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng.
d) Các ngành dịch vụ khác
* Tài chính ngân hàng:
- Tài chính ngân hàng phát triển mạnh do kinh tế vùng phát triển.
- Ngành đang ứng dụng nhiều phương thức mới trong kinh doanh như: phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích,...
- Hà Nội là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất vùng.
* Bưu chính viễn thông:
- Bưu chính viễn thông ngày càng được hiện đại hoá, tạo điều kiện thúc đẩy việc chuyển đổi số trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
- Các lĩnh vực dịch vụ khác như: giáo dục - đào tạo, y tế, logistics,... cũng phát triển mạnh.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây