Bài học cùng chủ đề
- Lý thuyết Bài 24. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 1)
- Lý thuyết Bài 24. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 2)
- Luyện tập Bài 24. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 1)
- Luyện tập Bài 24. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 24. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 2) SVIP
II. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế
3. Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau
a. Thế mạnh
- Địa hình phần lớn là đồi núi, xen kẽ các cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng.
- Đất feralit chiếm diện tích lớn ⇒ hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và rau tập trung.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao ⇒ trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại rau nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới.
- Nguồn nước dồi dào ⇒ cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Lao động trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong trồng và canh tác cây công nghiệp, cây ăn quả trên đất dốc.
- Các chính sách nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ; ứng dụng khoa học - công nghệ trong trồng, chế biến sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng cả trong nước và nước ngoài.
b. Khai thác thế mạnh
* Cây công nghiệp:
- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba cả nước (sau Tây Nguyên và Đông Nam Bộ).
- Các loại cây công nghiệp lâu năm được trồng trong vùng là chè, cà phê, hồi, quế,...
- Chè là cây công nghiệp quan trọng số một của vùng.
+ Năm 2021, diện tích chè đạt trên 90 nghìn ha, chiếm hơn 70% diện tích chè cả nước.
+ Các tỉnh trồng chè nhiều nhất là Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang.
+ Các cơ sở chế biến chè ngày càng phát triển đã nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm.
+ Sản phẩm chè được xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như: Đức, Pháp, Anh,...
- Cà phê được trồng ở khu vực Tây Bắc chủ yếu ở Sơn La và Điện Biên.
* Cây ăn quả:
- Phát triển mạnh, cơ cấu đa dạng.
- Các cây ăn quả được phát triển mạnh là xoài, nhãn, mận (Sơn La), vải (Bắc Giang), đào, lê (Lai Châu, Điện Biên), cam, quýt, bưởi (Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ).
- Vùng đã tích cực áp dụng khoa học - công nghệ trong trồng, chăm sóc, chế biến sản phẩm cây ăn quả.
* Rau và các cây khác:
- Có diện tích rau, nhất là các loại có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới khá lớn.
- Các loại rau được trồng chủ yếu là su su, bắp cải, cà chua, súp lơ, cải thảo,...
- Các tỉnh có diện tích rau lớn như: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La,...
- Một số tỉnh còn trồng dưới tán rùng các cây dược liệu quý (đương quy, đỗ trọng, tam thất, sâm) như Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai,...
* Hướng phát triển:
- Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, an toàn, phát triển nông nghiệp hữu cơ;
- Tăng diện tích cây ăn quả, phát triển cây dược liệu gắn với công nghiệp chế biến.
4. Phát triển chăn nuôi gia súc lớn
a. Thế mạnh
- Vùng có một số cao nguyên khá bằng phẳng như Mộc Châu, Sơn La,... nhiều đồng cỏ tự nhiên cùng với các điều kiện về khí hậu, nguồn nước ⇒ phát triển chăn nuôi trong vùng, đặc biệt là chăn nuôi gia súc lớn.
- Các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, chuồng trại chăn nuôi, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi đã được đầu tư ngày càng đồng bộ và hiện đại hơn.
- Nhiều công nghệ mới được ứng dụng trong chăn nuôi và chế biến các sản phẩm chăn nuôi.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ngừng được mở rộng.
b. Khai thác thế mạnh
- Trong vùng đã ứng dụng khoa học - công nghệ trong chăn nuôi, hình thức chăn nuôi đa dạng hơn, chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp được phát triển rộng rãi.
- Các loại gia súc lớn phố biến trong vùng là trâu, bò, ngựa.
+ Đàn trâu trong vùng có số lượng lớn nhất cả nước. Các tỉnh nuôi nhiều trâu là Hà Giang, Điện Biên, Sơn La.
+ Đàn bò (lấy thịt và lấy sữa) có xu hướng tăng. Các tỉnh có số lượng bò lớn là Sơn La, Bắc Giang, Hà Giang,... trong đó, Sơn La có số lượng bò lớn nhất vùng với 373,3 nghìn con, chiếm 30,8% tổng đàn bò của cả vùng (năm 2021). Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).
+ Chăn nuôi ngựa là nét đặc trưng ở vùng. Các tỉnh có số lượng ngựa nhiều nhất là Hà Giang, Lào Cai,...
- Hướng phát triển:
+ Phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh với quy mô phù hợp, hiệu quả cao dựa trên lợi thế của vùng;
+ Đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thức ăn để chủ động nguồn thức ăn, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ trong chăn nuôi, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi.
III. Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh
- Vùng có diện tích rộng lớn, việc phát triển kinh tế của vùng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn củng cố được sức mạnh quốc phòng an ninh.
- Vùng tiếp giáp với Trung Quốc và Lào, có nhiều cửa khẩu thông thương. Đẩy mạnh phát triển kinh tế của vùng, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh.
- Là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số, là căn cứ địa cách mạng, việc phát triển kinh tế vùng có ý nghĩa:
+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc;
+ Thực hiện được chủ trương của Đảng về đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn.
⇒ Ổn định an ninh xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây